Ôn tập thi THPT quốc gia môn Sinh chuyên đề Các quy luật di truyền (phần 5)

Thứ ba - 16/01/2024 03:03
Mục lục
Chuyên đề Các quy luật di truyền gồm 6 phần. Phần 5 sau đây cung cấp kiến thức và các dạng bài tập cơ bản về quy luật di truyền liên kết với giới tính.

 

Chuyên đề Các quy luật di truyền (phần 5)

Di truyền liên kết với giới tính

I. Lý thuyết:

1. NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST

a. NST giới tính

- Là NST chứa các gen quy định giới tính và một số gen quy định tính trạng không liên quan đến giới tính (tính trạng thường).

- Cặp NST giới tính có thể tương đồng (VD: XX) hoặc không tương đồng (VD: XY).

- Trên cặp NST giới tính XY có chứa các đoạn tương đồng (giống nhau giữa 2 NST) và những đoạn không tương đồng (chứa các gen khác nhau đặc trưng cho NST đó). Bản chất là do chiều dài của NST X và NST Y không bằng nhau.

b. Một số cơ chế xác định giới tính bằng NST giới tính:

- Dạng XX và XY

    + ♀ XX, ♂ XY: Người, lớp thú, ruồi giấm...

    + ♂ XX, ♀ XY: Chim, bướm...

- Dạng XX và XO: Châu chấu ♀ XX, ♂ XO

2. Sự di truyền liên kết với giới tính:

a. Gen trên NST X

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Kết quả lai thuận và nghịch khác nhau.

+ Gen quy định nằm trên NST X không có alen tương ứng trên Y nên con đực (XY) chỉ có 1 gen lặn là được biểu hiện ra kiểu hình.

+ Xuất hiện không đồng đều ở hai giới.

+ Có hiện tượng di truyền chéo.

b. Gen trên NST Y

- Dấu hiệu nhận biết

+ Gen nằm trên NST Y không có alen trên X.

+ Tính trạng chỉ biểu hiện ở một giới (chứa NST Y).

+ Có hiện tượng di truyển thẳng (Truyền 100% cho giới dị giao tử).

II. Câu hỏi và bài tập:

1. Câu hỏi:

Câu 1: Trình bày ý nghĩa của quy luật di truyền liên kết với giới tính?

Câu 2: Hãy cho biết cơ sở tế bào học của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính?

2. Bài tập:

Bài 1: Khảo sát sự di truyền tính trạng màu sắc mắt của một loài ruồi giấm, người ta thực hiện hai phép lai và thu được kết quả sau:

1) Phép lai 1: P1: Ruồi giấm cái mắt đỏ (t/c) x Ruồi giấm đực mắt trắng (t/c)

F1-1: 152 ruồi giấm mắt đỏ

F2-1: 1004 ruồi giấm đực có mắt trắng;

         998 ruồi giấm đực có mắt đỏ;

         1997 ruồi giấm cái có mắt đỏ.

2) Phép lai 2:

P2: Ruồi giấm cái mắt trắng (t/c) x Ruồi giấm đực có mắt đỏ (t/c)

F1-2: 69 ruồi giấm cái đều có mắt đỏ.

         72 ruồi giấm đực đều có mắt trắng

F2-2: 397 ruồi giấm cái có mắt đỏ ; 402 ruồi giấm cái mắt trắng

         404 ruồi giấm đực mắt đỏ ; 396 ruồi giấm đực mắt trắng.

Biện luận qui luật di truyền và viết sơ đồ lai từ P đến F2 cho mỗi trường hợp.

Bài 2: Tính trạng màu sắc mắt của một loài bọ cánh cứng được qui định bởi một cặp gen. Đem giao phối giữa bố mẹ đều thuần chủng, nhận được F1 đồng loạt có mắt hạt lựu, đời F2 xuất hiện các kiểu hình phân phối theo số liệu sau: 1197 con cái có mắt hạt lựu; 596 con đực có mắt vàng mơ; 605 con đực có hạl lựu.

1) Màu sắc mắt của loài bọ cánh cứng nói trên được chi phối bởi qui luật di truyền nào?

2) Viết sớ đồ lai của P và của F1.

3) Đem lai ngược giữa 1 cá thể F1 với một trong hai cá thể bố mẹ, thu được thế hệ lai phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 con cái mắt hạt lựu, 1 con đực mắt vàng mơ. Xác định kiểu gen của cá thể ở P và F1.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu

Trang chia sẽ kiến thức là một nơi mà mọi người có thể tìm kiếm và chia sẽ kiến thức về mọi lĩnh vực. Từ khoa học đến nghệ thuật, từ kinh tế đến xã hội, trang chia sẽ kiến thức là một nguồn tài nguyên quý giá cho mọi người. Trong xã hội ngày nay, việc học hỏi và chia sẽ kiến thức là rất quan trọng....

Thăm dò ý kiến

Bạn có sẵn sàng mua module có nội dung hay từ trang web hay không

>
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi