Câu 5: Cho hình chóp SABC có đáy ABC là tam giác vuông cân tại B, AB=$a \sqrt{2}$. Cạnh bên $SA=a \sqrt{2}$, hình chiếu vuông góc với mặt phẳng đáy trùng với trung điểm của cạnh huyền AC. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp khối chóp.
Câu 6: Cho hình chóp SABC có đáy ABC là tam giác vuông tại C. Mặt phẳng (SAB) vuông góc với đáy, SA=SB=a, $\widehat{ASB}=120^{0}$. Tính bán kính mặt cầu ngoại tiếp hình chóp đó.
Bài Làm:
Câu 5: Gọi M là trung điểm AC, từ giả thiết suy ra $SM \perp (ABC) \Rightarrow (SAC) \perp (ABC)$.
Tam giác SAC có SM là đường cao và cũng là trung tuyến nên tam giác SAC cân tại S.
Ta có $AC=2a$, suy ra tam giác SAC vuông cân tại S $\Rightarrow R_{b}=a$.
$R_{d}=\frac{AC}{2}=\frac{a. \sqrt{2}}{2}$, $GT=AC=2a$.
Áp dụng công thức $R=\sqrt{a^{2}+\frac{a^{2}}{2}-a^{2}}=\frac{a. \sqrt{2}}{2}$.
Câu 6: Ta có $AB=\sqrt{SA^{2}+SB^{2}-2.SA.SB. \cos \widehat{ASB}}=a\sqrt{3}$.
Suy ra $GT=AB=a \sqrt{3}$, $R_{d}=\frac{AB}{2}=\frac{a \sqrt{3}}{3}$,
$R_{b}=\frac{SA.SB.AB}{4.S_{SAB}}=\frac{SA.AB.SB}{2.SA.SB.\sin 120^{0}}=a$
Vậy $R=a$.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trang chia sẽ kiến thức là một nơi mà mọi người có thể tìm kiếm và chia sẽ kiến thức về mọi lĩnh vực. Từ khoa học đến nghệ thuật, từ kinh tế đến xã hội, trang chia sẽ kiến thức là một nguồn tài nguyên quý giá cho mọi người. Trong xã hội ngày nay, việc học hỏi và chia sẽ kiến thức là rất quan trọng....