Bài Làm:
Câu 27: Tính tích phân $I=\int_{0}^{2017 \pi}(\sin x+\cos x)e^{x}dx$.
A. I=3.
B. I=1.
C. I=0.
D. I=2.
Giải: Đáp án C.
$\int_{0}^{2017 \pi} (\sin x+\cos x)e^{x}dx=\int_{0}^{2017 \pi} \sin x . e^{x}dx+\int_{0}^{2017 \pi}\cos x. e^{x}dx=A+B$
Tính $A=\int_{0}^{2017 \pi} \sin . e^{x}dx=\int_{0}^{2017 \pi}\sin xd(e^{x})=\left.\begin{matrix}(\sin x. e^{x})\end{matrix}\right|_{0}^{2017 \pi}-B=-B$.
Vậy $I=B-B=0$.
Câu 38: Cho khối chóp S. ABCD có thể tích V và đáy là hình bình hành. gọi M là trung điểm của cạnh SA, N là điểm nằm trên cạnh SB sao cho SN=2 NB, mặt phẳng $(\alpha)$ di động đi qua các điểm M, N và cắt các cạnh SC, CD lần lượt tại hai điểm phân biệt K, Q. Tính giá trị lớn nhất của thể tích khối chóp S.MNKQ.
A. $\frac{V}{2}$.
B. $\frac{V}{3}$.
C. $\frac{3V}{4}$.
D. $\frac{2V}{3}$.
Giải: Đáp án B.
Gọi $a=\frac{SK}{SC}, (0\leq a \leq 1)$
Vì mặt phẳng $(\alpha)$ di động đi qua các điểm M, N và cắt các cạnh SC, SD lần lượt tại hai điểm phân biệt K, Q nên ta có:
$\frac{SA}{SM}+\frac{SC}{SK}=\frac{SB}{SN}+\frac{SD}{SQ}\Leftrightarrow 2+\frac{1}{a}=\frac{3}{2}+\frac{SD}{SQ}$ $\Leftrightarrow \frac{SD}{SQ}=\frac{a+2}{2a}\Leftrightarrow \frac{SQ}{SD}=\frac{2a}{a+2}$.
$\frac{V_{S.MNKQ}}{S.ABCD}=\frac{1}{2}(\frac{SM}{SA}.\frac{SN}{SB}.\frac{SK}{SC}+\frac{SM}{SA}.\frac{SK}{SC}.\frac{SQ}{SC})=\frac{1}{2}[\frac{1}{3}a+\frac{1}{2}a.\frac{2a}{a+2}]=\frac{1}{2}(\frac{4a}{3}-\frac{2}{a+2})$.
Xét hàm $f(x)=\frac{4x}{3}-\frac{2}{x+2}, (0 \leq x \leq 1)$. Ta có
$$f'(x)=\frac{4}{3}+\frac{2}{(x+2)^{2}}>0 \forall x \in [0,1]$$
Suy ra giá trị lớn nhất của hàm f(x) là $f(1)=\frac{2}{3}.$
Vậy giá trị lớn nhất của thể tích khối chóp $S.MNKQ$ là $V_{SMNKQ}=\frac{1}{2}.\frac{2}{3} V_{SABCD}=\frac{1}{3}V$.
Câu 49: Cho ba điểm A, B, C lần lượt nằm trên ba trục tọa độ Ox, Oy, Oz ( các điểm này không trùng với gốc tọa độ) thỏa mãn $AB^{2}+BC^{2}+CA^{2}=8$. Gọi I là tâm mặt cầu ngoại tiếp tứ diện OABC. Biết rằng khi A, B, C di chuyển thì điểm I nằm trên một mặt cầu cố định. Tính bán kính R của mặt cầu đó?
A. R=1.
B. R=2.
C. $R=\sqrt{2}$.
D. $R=\frac{\sqrt{3}}{2}$.
Giải: Đáp án A.
Gọi A(a,0,0), B(0,b,0), C(0,0,c) $(a, b, c \neq 0)$.
Ta có $AB=\sqrt{a^{2}+b^{2}}, BC=\sqrt{b^{2}+c^{2}}, CA=\sqrt{c^{2}+a^{2}}$.
Từ $AB^{2}+BC^{2}+CA^{2}=8 \Rightarrow a^{2}+b^{2}+c^{2}=4$.
Tính $OI=(\frac{c}{2})^{2}+(\frac{\sqrt{a^{2}+b^{2}}}{2})^{2}=\frac{a^{2}+b^{2}+c^{2}}{4}=1$.
Vậy I luôn nằm trên mặt cầu tâm O có bán kính bằng 1.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trang chia sẽ kiến thức là một nơi mà mọi người có thể tìm kiếm và chia sẽ kiến thức về mọi lĩnh vực. Từ khoa học đến nghệ thuật, từ kinh tế đến xã hội, trang chia sẽ kiến thức là một nguồn tài nguyên quý giá cho mọi người. Trong xã hội ngày nay, việc học hỏi và chia sẽ kiến thức là rất quan trọng....