Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp

Thứ hai - 15/01/2024 23:16
Mục lục
Sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp chịu tác động của nhiều nhân tố tự nhiên, kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử…Chính tác động đó lên các hoạt động nông nghiệp trên các vùng lãnh thổ khác nhau của nước ta đã là cơ sở cho tổ chức lãnh thổ công nghiệp.

A. Kiến thức trọng tâm

1. Các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta.

(Đọc thêm)

2. Các vùng nông nghiệp ở nước ta

  • Vùng nông nghiệp là vùng có sự tương đồng về điều kiện sinh thái nông nghiệp, điều kiện kinh tế- xã hội, trình độ thâm canh, chuyên môn hóa trong sản xuất.
  • Nước ta có 7 vùng nông nghiệp:
    • Trung du và miền núi Bắc Bộ
    • Đồng bằng sông Hồng
    • Bắc Trung Bộ
    • Duyên hải Nam Trung Bộ
    • Tây Nguyên
    • Đông Nam Bộ
    • Đồng bằng Sông Cửu Long

(Đọc thêm bảng 25.1 sgk để hiểu thêm về nông nghiệp các vùng)

3. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta:

a. Tổ chức lảnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua  thay đổi theo hai hướng chính.

  • Tăng cường chuyên môn hóa sản xuất vào những vùng có điều kiện sản xuất thuận lợi (Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long…)
  • Đẩy mạnh đa dạng hóa nông nghiệp, đa dạng hóa kinh tế nông thôn.

b. Kinh tế trang trại  có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông – lâm nghệp và thủy sản theo hướng sản xuất hàng hóa.

  • Kinh tế trang trại phát triển từ kinh tế hộ gia đình
  • Số lượng trang trại có xu hướng tăng
  • Số lượng trang trại phân bố không đồng đều: tập trung nhiều nhất ở Đồng bằng Sông Cửu Long.

B. Bài tập & Lời giải

Câu 1: Dựa vào bảng 25.1 (SGK trang 107), đối chiếu với bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam, bản đồ Nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam), hãy trình bày các đặc điểm chủ yếu của một vùng nông nghiệp (ví dụ vùng Đồng bằng sông Hồng).

Xem lời giải

Câu 2: Đọc bảng 25.2 (SGK trang 109), theo hàng ngang, hãy nêu đặc điểm phân bố sản xuất lúa gạo và thuỷ sản nước ngọt; theo cột, trình bày các sản phẩm nông nghiệp chuyên môn hoá của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long; xu hướng thay đổi trong sản xuất các sản phẩm này.

Xem lời giải

Câu 3: Quan sát hình 25 (trang 111 SGK) và dựa vào kiến thức đã học, hãy giải thích tại sao kinh tế trang trại lại rất phát triển ở Đồng bằng sông Cửu Long.

Xem lời giải

Câu 4: Hãy lấy ví dụ chứng minh rằng các điều kiện tự nhiên tạo ra nền chung của sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp, còn các nhân tố kinh tế - xã hội làm phong phú thêm và làm biến đổi sự phân hóa đó.

Xem lời giải

Câu 5: Hãy tìm sự khác nhau trong chuyên môn hóa nông nghiệp giữa:

-Trung du và miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên.

- Đồng bằng sông Hồng với Đồng bằng sông cửu Long.

Thử tìm cách giải thích nguyên nhân của sự thay đổi đó.

Xem lời giải

Câu 6: Tại sao việc phát triển các vùng chuyên canh nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến lại có ý nghĩa rất quan trọng đối với tổ chức lãnh thổ nông nghiệp và phát triển kinh tế- xã hội nông thôn?

Xem lời giải

Câu hỏi: Vì sao cây công nghiệp lâu năm đóng vai trò quan trọng nhất trong cơ cấu sản xuất cây công nghiệp của nước ta?

Xem lời giải

Câu hỏi: Tại sao lại phải hình thành các vùng chuyên canh nông nghiệp ở nước ta?

Xem lời giải

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu

Trang chia sẽ kiến thức là một nơi mà mọi người có thể tìm kiếm và chia sẽ kiến thức về mọi lĩnh vực. Từ khoa học đến nghệ thuật, từ kinh tế đến xã hội, trang chia sẽ kiến thức là một nguồn tài nguyên quý giá cho mọi người. Trong xã hội ngày nay, việc học hỏi và chia sẽ kiến thức là rất quan trọng....

Thăm dò ý kiến

Bạn có sẵn sàng mua module có nội dung hay từ trang web hay không

>
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi