BỘ CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Khoáng sản nào sau đây không tập trung nhiều ở Trung du và miền núi Bắc bộ?
A. Sắt. B. Đồng. C. Bôxit. D. Pyrit
Câu 2. So với cả nước, đàn trâu của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ chiếm khoảng hơn
A. 1/5. B. 2/5 C. 3/5. D. 4/5
Câu 3. Trung du và miền núi Bắc Bộ có kiểu khí hậu
A. Nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Nhiệt đới ẩm giò mùa, mùa đông ấm
C. Nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh
D. Cận xích đạo, mùa hạ có mưa phùn
Câu 4. Bò sữa được nuôi nhiều ở
A. Cao Bằng. B. Lai Châu. C. Sơn La. D. Bắc Kạn
Câu 5. Khó khăn lớn nhất trong việc khai thác khoáng sản ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là
A. Đòi hỏi chi phí đầu tư lớn và công nghệ cao
B. Khoáng sản phân bố rải rác
C. Địa hình dốc, giao thông khó khăn
D. Khí hậu diễn biến thất thường
Câu 6. Vùng Tây Bắc có đặc điểm khí hậu khác vùng Đông Bắc là
A. Khí hậu lạnh hơn.
B. Khí hậu ấm và khô hơn
C. Khí hậu mát mẻ, mùa đông nóng.
D. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa
Câu 7. Sản phẩm chuyên môn hóa chủ yếu ở Quảng Ninh là
A. Thủy điện. B. Khai thác than, cơ khí
C. Chế biến gỗ, phân bón. D. Vật liệu xây dựng, khai thác than
Câu 8. Trung du và miền núi Bắc Bộ là địa bàn cư trú chủ yếu của dân tộc ít người
A. Tày, Ba Na, Hoa. B. Thái, Vân Kiều, Dao
C. Tày, Nùng, M'nông D. Tày, Nùng, Mông
Câu 9. Thế mạnh nào sau đây không phải của vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và du lịch.
B. Khai thác và chế biến khoáng sản, thủy điện.
C. Chăn nuôi gia cầm (đặc biệt là vịt đàn).
D. Trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau quả cận nhiệt và ôn đới.
Câu 10. Nét đặc trưng về vị trí địa lí của Trung du và miền núi Bắc Bộ không phải là
A. Có cửa ngõ giao lưu với thế giới
B. Giáp hai vùng kinh tế, giáp biển
C. Có biên giới chung với hai nước, giáp biển
D. Có nhiều đầu mối giao thông quan trọng nhất cả nước
Câu 11. Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ gồm mấy tỉnh?
A. 13. B. 14. C. 15. D. 16
Câu 12. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng trung du và miền núi Bắc Bộ?
A. Vĩnh Phúc B. Tuyên Quang. C. Thái Nguyên. D. Hà Giang.
Câu 13. Trung du và miền núi Bắc Bộ ngày càng thuận lợi cho việc giao lưu với các vùng khác trong nước và xây dựng nền kinh tế mở, nhờ có:
A. Vị trí địa lí đặc biệt.
B. Mạng lưới giao thông vận tải đang được đầu tư, nâng cấp.
C. Nông phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới.
D. Cả A và B đúng.
Câu 14. Cây công nghiệp chủ lực của Trung du và miền núi Bắc bộ là
A. Đậu tương B. Cà phê. C. Chè. D. Thuốc lá
Câu 15. Trung du và miền núi Bắc Bộ có kiểu khí hậu
A. Nhiệt đới ẩm gió mùa.
B. Nhiệt đới ẩm giò mùa, mùa đông ấm
C. Nhiệt đới ẩm gió mùa, mùa đông lạnh
D. Cận xích đạo, mùa hạ có mưa phùn
Câu 16. Đất hiếm phân bố chủ yếu ở
A. Lào Cai. B. Lai Châu. C. Cao Bằng. D. Yên Bái
Câu 17. Tỉnh nào sau đây của TDMNBB thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
A. Bắc Giang B. Quảng Ninh C. Phú Thọ D. Yên Bái
Câu 18. Nguyên nhân chủ yếu làm cho tài nguyên rừng của Trung du và miền núi Bắc Bộ bị suy thoái là:
A. Khí hậu toàn cầu nóng dần lên. B. Độ dốc của địa hình lớn
C. Lượng mưa ngày càng giảm sút. D. Nạn du canh, du cư
Câu 19. Các nhà máy thủy điện ở Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
A. Hòa Bình, Thác Bà, Sơn La. B. Hòa Bình, Thác Bà, Trị An
C. Hòa Bình, Trị An, Sơn La. D. Đa Nhim, Thác Bà, Sơn La
Câu 20. Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam, NXB Giáo dục. Các tỉnh thuộc vùng Tây Bắc nước ta là:
A. Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Hà Giang.
B. Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hòa Bình.
C. Sơn La, Hòa Bình, Lào Cai, Yên Bái.
D. Sơn La, Điện Biên,Phú Thọ, Hà Giang.
---------------------------------------------------HẾT-------------------------------------------------------
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trang chia sẽ kiến thức là một nơi mà mọi người có thể tìm kiếm và chia sẽ kiến thức về mọi lĩnh vực. Từ khoa học đến nghệ thuật, từ kinh tế đến xã hội, trang chia sẽ kiến thức là một nguồn tài nguyên quý giá cho mọi người. Trong xã hội ngày nay, việc học hỏi và chia sẽ kiến thức là rất quan trọng....