ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
BÀI THI: MÔN ĐỊA LÝ
(Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề)
Câu 1: Bão thường gây nhiều thiệt hại nặng nề nhất ở
A. ven biển Nam Trung Bộ. B. ven biển Đồng bằng sông Hồng.
C. ven biển Đông Nam Bộ. D. ven biển Bắc Trung Bộ.
Câu 2: Đường cơ sở của nước ta được xác định là đường
A. bờ biển kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang).
B. nối các mũi đất xa nhất với các đảo ven bờ.
C. nối các điểm dưới biển có độ sâu 200m.
D. rộng 12 hải lý tính từ đường bờ biển trở ra.
Câu 3. Ranh giới để phân chia hai miền khí hậu chính ở nước ta là:
A. Đèo Ngang. B. Dãy Bạch Mã. C. Đèo Hải Vân D. Dãy Hoành Sơn.
Câu 4. Mặt hàng nào sau đây không phải là mặt hàng xuất khẩu của nước ta?
A. Hàng công nghiệp nặng và khoáng sản
B. Tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, nguyên nhiên vật liệu)
C. Hàng thủ công nhẹ và tiểu thủ công nghiệp
D. Hàng nông – lâm - thủy sản
Câu 5. Loại rừng có diện tích lớn nhất ở nước ta hiện nay là :
A. Rừng phòng hộ. B. Rừng đặc dụng. C. Rừng sản xuất. D. Rừng trồng.
Câu 6: Năng suất lúa cả năm của nước ta tăng mạnh, chủ yếu do
A. đẩy mạnh thâm canh. B. áp dụng rộng rãi các mô hình quảng canh.
C. mở rộng diện tích canh tác. D. đẩy mạnh xen canh, tăng vụ.
Câu 7: Ngành công nghiệp nào được coi là ngành thuộc cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng và phải đi trước một bước?
A. Điện lực. B. Hoá chất.
C. Sản xuất hàng tiêu dùng. D. Luyện kim.
Câu 8: Trong địa hình nước ta, loại địa hình chiếm 85 % diện tích là
A. cao từ 1500m – 2500m. B. dưới 1000m.
C. từ 1000m – 1500m. D. cao trên 2000m.
Câu 9: Hệ sinh thái vùng ven biển có diện tích lớn nhất là
A. hệ sinh thái rừng trên đảo. B. hệ sinh thái rừng ngập mặn.
C. hệ sinh thái trên đất phèn. D. hệ sinh thái rừng phòng hộ ven biển.
Câu 10: Biện pháp chủ yếu để giải quyết tình trạng thất nghiệp ở thành thị nước ta chính là
A. phân bố lại lao động trên quy mô cả nước.
B. đẩy mạnh phát triển các hoạt động tiểu thủ công nghiệp.
C. đẩy mạnh phát triển các hoạt động công nghiệp, dịch vụ ở các đô thị.
D. xây dựng các nhà máy quy mô lớn, sử dụng nhiều lao động.
Câu 11: Động vật nào sau đây không tiêu biểu cho phần lãnh thổ phía Nam?
A. Trăn, rắn, cá sấu. B. Thú lớn (voi, hổ, báo)
C. Thú có móng vuốt. D. Thú có lông dày (gấu, chồn .. )
Câu 12. Ở miền Tây Bắc và Bắc trung Bộ, nơi không có tháng nào trong mùa đông có nhiệt độ trung bình dưới 200 C là:
A. Bắc Trung Bộ. B. Tây Bắc.
C. Phía nam đèo Ngang. D. Huế.
Câu 13: Hệ quả của quá trình xâm thực mạnh ở núi là
A. tổng lượng cát bùn lớn. B. dòng chảy mạnh.
C. hệ số bào mòn nhỏ. D. tạo thành nhiều phụ lưu.
Câu 14: Điểm nào sau đây không đúng khi nói khi về biển đông đối khí hậu nước ta?
A. Biển Đông làm tăng độ ẩm của không khí.
B. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa đông bắc.
C. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nƣớc.
D. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn.
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng với đồng bằng sông Hồng?
A. Do phù sa của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi tụ; khai phá từ lâu và biến đổi mạnh.
B. Vùng trong đê không đƣợc phù sa bồi tụ, gồm các bậc ruộng cao bạc màu và các ô trũng ngập nước. Vùng ngoài đê được phù sa bồi hàng năm.
C. Chịu tác động mạnh của thủy triều.
D. Rộng khoảng 15 nghìn km2, cao ở rìa tây và tây bắc, thấp dần ra biển và bị chia cắt thành nhiều ô.
Câu 16. Dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu 17 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay là:
A. Hàng may mặc. B. Hàng thuỷ sản.
C. Gạo. D. Dầu thô.
Câu 17. Thành phần dân tộc của Việt Nam phong phú và đa dạng là do:
A. Loài người định cư khá sớm.
B. Nơi gặp gỡ của nhiều luồng di cư lớn trong lịch sử.
C. Có nền văn hóa đa dạng, giàu bản sắc dân tộc.
D. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa thế giới.
Câu 18: Đường biên giới của nước ta với Lào dài khoảng
A. 1100km. B. 1200km. C. 1400km. D. 2100km.
Câu 19: Căn cứ vào Atlat trang 13, ở vùng núi Đông Bắc, lần lượt từ Đông sang Tây là các cánh cung núi
A. Đông Triều, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Sông Gâm. B. Sông Gâm, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Đông Triều.
C. Đông Triều, Bắc Sơn, Ngân Sơn, Sông Gâm. D. Sông Gâm, Bắc Sơn, Đông Triều, Ngân Sơn.
Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 6 -7, hãy cho biết Vân Phong và Cam Ranh là hai vịnh biển thuộc tỉnh (thành) nào sau đây?
A. Đà Nẵng. B. Khánh Hoà. C. Quảng Ninh. D. Bình Thuận.
Câu 21: Căn cứ vào Átlat Địa lí Việt Nam trang 25, hãy cho biết đi từ bắc vào nam theo biên giới Việt - Lào, ta đi qua lần lượt các cửa khẩu nào?
A. Bờ Y, Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang.
B. Cầu Treo, Tân Thanh, Lao Bảo, Bờ Y.
C. Tây Trang, Cầu Treo, Lao Bảo, Bờ Y.
D. Lao Bảo, Cầu Treo, Tây Trang, Bờ Y.
Câu 22. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, cho biết các đô thị nào sau đây là đô thị đặc biệt của nước ta?
A. Hà Nội, Hải Phòng. C. Hải Phòng, Đà Nẵng.
B. TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội. D. Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh.
Câu 23. Phát biểu nào sau đây không đúng với đặc điểm nguồn lao động nước ta?
A. Tỉ lệ lao động có trình độ đại học chiếm cao nhất.
B. Nguồn lao động đã qua đào tạo ngày càng tăng.
C. Lao động có chuyên môn kĩ thuật tập trung ở các thành phố lớn.
D. Lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao còn thiếu
Câu 24. Giải pháp nào sau đây không đúng với việc khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong công nghiệp ở Đông Nam Bộ ?
A. Quan tâm bảo vệ môi trường. C. Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
B. Tăng cường cơ sở năng lượng. D. Đẩy mạnh khai thác tài nguyên.
Câu 25: Đây không phải là một trong những định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới.
A. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng thêm sức mạnh quốc gia.
B. Đẩy mạnh phát triển kinh tế ở các vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.
C. Phát triển nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc.
D. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển tri thức.
Câu 26: Tỉnh Thừa Thiên Huế có bao nhiêu huyện, thị tiếp giáp với biển?
A. 3 huyện, thị (Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền)
B. 4 huyện, thị (Phú Lộc, Phú Vang, Phong Điền, Quảng Điền)
C. 5 huyện thị (Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà)
D. 6 huyện thị (Phú Lộc, Phú Vang, Hương Thủy, Quảng Điền, Phong Điền, Hương Trà)
Câu 27: Điểm nào sau đây không đúng khi nói khi về biển đông đối khí hậu nước ta?
A. Biển Đông làm tăng độ ẩm của không khí.
B. Biển Đông làm tăng độ lạnh của gió mùa đông bắc.
C. Biển Đông làm giảm độ lục địa của các vùng phía tây đất nƣớc.
D. Biển Đông mang lại một lượng mưa lớn.
Câu 28. Vùng nào sau đây hiện có giá trị sản xuất công nghiệp thấp nhất cả nước?
A. Tây Nguyên. B. Bắc Trung Bộ.
C. Đông Nam Bộ. D. Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 29. Tây Bắc – Đông Nam là hướng chính của vùng núi
A. Tây Bắc. B. Trường Sơn Nam.
C. Đông Bắc. D. cực Nam Trung Bộ.
Câu 30. Xu hướng chuyển dịch trong cơ cấu giá trị sản xuất ngành trồng trọt
A. Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực, giảm tỷ trọng sản xuất cây rau đậu, cây công nghiệp.
B. Giảm tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực và cây ăn quả, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất cây rau đậu và cây công nghiệp.
C. Giảm tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực, tăng tỷ trọng giá trị sản xuất cây ăn quả, cây rau đậu và cây công nghiệp.
D. Tăng tỷ trọng giá trị sản xuất cây lương thực và cây công nghiệp, giảm tỷ trọng giá trị sản xuất cây rau đậu và cây ăn quả.
Câu 31: Thách thức lớn nhất của nền kinh tế nước ta khi nằm trong khu vực có nền kinh tế phát triển năng động là
A. phải nhập khẩu nhiều hàng hóa, công nghệ, kĩ thuật tiên tiến.
B. gia công hàng xuất khẩu với giá rẻ.
C. nhiều lao động có tay nghề cao đi tham gia lao động hợp tác quốc tế.
D. cạnh tranh quyết liệt trên thị trường khu vực và quốc tế.
Câu 32: Địa hình vùng đồi trung du và bán bình nguyên của nước ta thể hiện rõ nhất ở :
A. trên các cao nguyên xếp tầng ở sườn phía tây của Tây Nguyên.
B. rìa đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ.
C. vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Bắc và vùng thấp ở Tây Nguyên.
D. vùng đồi trung du thuộc dãy Trường Sơn Nam và Đông Nam Bộ.
Câu 33: Ở miền khí hậu phía Bắc, trong mùa đông độ lạnh giảm dần về phía tây vì
A. nhiệt độ tăng dần theo vĩ độ.
B. nhiệt độ thay đổi theo độ cao của địa hình.
C. đó là những vùng không chịu ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
D. dãy Hoàng Liên Sơn ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc.
Câu 34: Nguyên nhân khiến đất Feralit có màu đỏ vàng là do
A. sự rửa trôi của các bazơ dễ tan như Ca2+ , K+, Mg2+
B. sự tích tụ ôxit nhôm ( Al2 O3).
C. sự tích tụ ôxit sắt (Fe2O3) và ôxit nhôm Al2 O3).
D. sự tích tụ ôxit sắt (Fe2O3).
Câu 35. Nguyên nhân chủ yếu để ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long :
A. Có hai mặt giáp biển, ngư trường lớn.
B. Có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt.
C. Có nguồn tài nguyên thuỷ sản phong phú.
D. Ít chịu ảnh hưởng của thiên tai.
Câu 36: Cho bảng số liệu sau:
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CẤP GIẤY PHÉP Ở VIỆT NAM
Năm | Số dự án | Vốn đăng kí (triệu USD) | Vốn hiện thực (triệu USD) |
1991 | 152 | 1292 | 329 |
1995 | 415 | 6937 | 2556 |
1996 | 372 | 10164 | 2714 |
1997 | 349 | 5591 | 3115 |
2000 | 391 | 2839 | 2414 |
2005 | 970 | 6840 | 3309 |
2006 | 987 | 12004 | 4100 |
Để thể hiện số dự án và vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1991 - 2006, biểu đồ nào sau
đây thích hợp nhất?
A. Biểu đồ đường. B. Biểu đồ miền.
C. Biểu đồ kết hợp cột và đường. D. Biểu đồ cột.
Câu 37. Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH CÂY CÔNG NGHIỆP NƯỚC TA GIAI, ĐOẠN 2005 - 2015
(Đơnvị: nghìn ha)
Năm | 2005 | 2010 | 2012 | 2015 |
Tổng diện tích | 2495,1 | 2808,1 | 2952,7 | 2827,3 |
Cây hàng năm | 861,5 | 797,6 | 729,9 | 676,8 |
Cây lâu năm | 1633,6 | 2010,5 | 2222,8 | 2150,5 |
(Nguồn: Niên giám thống kê Việt Nam 2015, Nhà xuất bản Thống kê, 2016)
Nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu diện tích cây công nghiệp nước ta, giai đoạn 2005 - 2015 theo bảng số liệu trên?
A. Tỉ trọng cây hàng năm lớn hơn cây lâu năm.
B. Tỉ trọng cây lâu năm nhỏ hơn cây hàng năm.
C. Tỉ trọng cây hàng năm ngày càng tăng.
D. Tỉ trọng diện tích cây lâu năm ngày càng tăng.
Câu 38: Cho bảng số liệu sau:
Giá trị GDP phân theo ngành nước ta
(Đơn vị: nghìn tỷ đồng)
Năm | 2005 | 2013 |
Nông- lâm – ngư nghiệp | 167,4 | 658,8 |
Công nghiệp – Xây dựng | 348,5 | 1373,0 |
Dịch vụ | 389,1 | 1552,5 |
Tổng số | 914,0 | 3584,3 |
Từ bảng số liệu trên, cho biết tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng nước ta năm 2013 là:
A. 42,6%. B. 19,3%. C. 38,3%. D. 25%.
Câu 39. Cho biểu đồ:
BIỂU ĐỒ CƠ CẤU LAO ĐỘNG ĐANG LÀM VIỆC PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ NĂM 2005 VÀ 2015
Căn cứ vào biểu đồ, cho biết nhận xét nào sau đây đúng với cơ cấu lao động đang làm việc phân theo thành phần kinh tế nước ta năm 2015 so với năm 2005?
A. Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng, khu vực ngoài Nhà nước giảm.
B. Khu vực Nhà nước giảm, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng.
C. Khu vực ngoài Nhà nước giảm, khu vực Nhà nước tăng.
D. Khu vực Nhà nước tăng, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm
Câu 40. Cho biểu đồ:
Nhận xét nào sau đây không đúng với biểu đồ trên?
A. Tổng giá trị sản xuất hàng dệt may tăng nhanh và liên tục qua các năm.
B. Tổng giá trị sản xuất hàng dệt may tăng gấp hơn 3 lần giai đoạn 2005-2010.
C. Khu vực doanh nghiệp FDI và khu vực doanh nghiệp nhà nước đều có giá trị xuất khẩu tăng.
D. Khu vực doanh nghiệp FDI tăng chậm hơn khu vực doanh nghiệp nhà nước.
------------------HẾT------------------
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trang chia sẽ kiến thức là một nơi mà mọi người có thể tìm kiếm và chia sẽ kiến thức về mọi lĩnh vực. Từ khoa học đến nghệ thuật, từ kinh tế đến xã hội, trang chia sẽ kiến thức là một nguồn tài nguyên quý giá cho mọi người. Trong xã hội ngày nay, việc học hỏi và chia sẽ kiến thức là rất quan trọng....