Trắc nghiệm địa lí 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (P1)

Thứ hai - 15/01/2024 23:11
Mục lục
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 11: Thiên nhiên phân hóa đa dạng (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Trong đai nhiệt đới gió mùa, sinh vật chiếm ưu thế là:

  • A. Các hệ sinh thái nhiệt đới và cận nhiệt đới.
  • B. Các hệ sinh thái cận nhiệt đới.
  • C. Các hệ sinh thái gió mùa.
  • D. Các hệ sinh thái nhiệt đới.

Câu 2: Nằm ở phía tây nam của hệ thống Trường Sơn Nam là cao nguyên :

  •  A. Plây-cu.                  
  • B. Mơ Nông.   
  • C. Đắc Lắc.     
  • D. Di Linh.

Câu 3: Vùng đồng bằng ven biển Trung Bộ có đặc điểm:

  • A. thềm lục địa hẹp, giáp vùng biển sâu; thiên nhiên khắc nghiệt
  • B. thềm lục địa nông, cồn cát, đầm phá khá phổ biển; thiên nhiên khắc nghiệt
  • C. thềm lục địa nông, cồn cát, đầm phá khá phổ biển; thiên nhiên đa dạng
  • D. thềm lục địa hẹp, cồn cát, đầm phá khá phổ biển; thiên nhiên đa dạng, đất màu mỡ

Câu 4: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho vùng lãnh thổ phía Bắc là:

  • A. Đới rừng nhiệt đới gió mùa.
  • B. Đới rừng nhiệt đới gió mùa trên đất feralit
  • C. Đới rừng cận nhiệt đới.
  • D. Đới rừng gió mùa

Câu 5: Ở vùng lãnh thổ phía Bắc, thành phần loài chiếm ưu thế là:

  • A. Xích đạo.
  • B. Nhiệt đới.
  • C. Cận nhiệt.
  • D. Ôn đới.

Câu 6: Biểu hiện của cảnh quan thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc là:

  • A. Mùa lạnh cây rụng lá
  • B. Mùa đông lạnh khô, không mưa, nhiều loài cây rụng lá
  • C. Mùa đông lạnh ẩm mưa nhiều, cây rụng lá
  • D. Mùa đông lạnh mưa ít, nhiều loài cây rụng lá

Câu 7: “Địa thế cao hai đầu, thấp ở giữa, chạy theo hướng tây bắc - đông nam”. Đó là đặc điểm núi của vùng :

  • A. Tây Bắc.                 
  • B. Đông Bắc.
  • C. Trường Sơn Bắc.     
  • D. Trường Sơn Nam.

Câu 8: Nằm ở cực tây của năm cánh cung thuộc vùng núi Đông Bắc là dãy :

  • A. Sông Gâm.              
  • B. Đông Triều. 
  • C. Ngân Sơn.   
  • D. Bắc Sơn

Câu 9: Thiên nhiên vùng núi thấp ở nước ta có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa
  • B. Có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa
  • C. Cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới
  • D. Có cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa

Câu 10: Thiên nhiên vùng núi cao Tây Bắc có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa
  • B. Có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa
  • C. Cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới
  • D. Có cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa

Câu 11: Thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo chiều

  • A. Bắc – Nam, Đông Bắc- Tây Nam và theo độ cao
  • B. Bắc – Nam, Đông – Tây và theo độ cao
  • C. Bắc – Nam, Đông – Tây và Đông Bắc- Tây Nam
  • D. Đông – Tây và Đông Bắc- Tây Nam và theo độ cao

Câu 12: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc ( từ dãy Bạch Mã trở ra) đặc trưng cho vùng khí hậu nào

  • A. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
  • B. Cận xích đạo gió mùa
  • C. Cận nhiệt đơi hải dương
  • D. Nhiệt đới lục địa 

Câu 13: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam ( từ dãy Bạch Mã trở vào) đặc trưng cho vùng khí hậu

  • A. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
  • B. Cận xích đạo gió mùa
  • C. Cận nhiệt đơi hải dương
  • D. Nhiệt đới lục địa khô

Câu 14: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu cho vùng lãnh thổ phía Nam là:

  • A. Đới rừng nhiệt đới ẩm gió mùa.
  • B. Đới rừng cận xích đạo gió mùa.
  • C. Đới rừng nhiệt đới và cận xích đạo gió mùa.
  • D. Đới rừng xích đạo gió mùa.

Câu 15: Ở vùng lãnh thổ phía Nam, thành phần loài chiếm ưu thế là:

  • A. Xích đạo và nhiệt đới.
  • B. Nhiệt đới và cận nhiệt đới.
  • C. Cận nhiệt đới và xích đạo.
  • D. Cận xích đạo và cận nhiệt đới.

Câu 16: Thiên nhiên vừng núi Đông Bắc có đặc điểm nào dưới đây?

  • A. Mang sắc thái cận nhiệt đới gió mùa
  • B. Có cảnh quan thiên nhiên nhiệt đới gió mùa
  • C. Cảnh quan thiên nhiên giống như vùng ôn đới
  • D. Có cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa

Câu 17: Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở đồng bằng sông Hồng là

  • A. Đất phù sa ngọt      
  • B. Đất phèn, đất mặn
  • C. Đất xám      
  • D. Đất cát ven biển

Câu 18: Đặc điểm và nhiệt độ của khí hậu phần lãnh thổ phía Bắc( từ dãy Bạch Mã trở ra ) là

  • A. Nhiệt độ trung bình trên 20oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn
  • B. Nhiệt độ trung bình trên 20oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ
  • C. Nhiệt độ trung bình trên 25oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn
  • D. Nhiệt độ trung bình trên 25oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ

Câu 19: Đặc điểm và nhiệt độ của khí hậu phần lãnh thổ phía Nam( từ dãy Bạch Mã trở vào ) là

  • A. Nhiệt độ trung bình trên 20oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn
  • B. Nhiệt độ trung bình trên 20oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ
  • C. Nhiệt độ trung bình trên 25oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm lớn
  • D. Nhiệt độ trung bình trên 25oC, biên độ nhiệt độ trung bình năm nhỏ

Câu 20: Biểu hiện nào sau đây KHÔNG phải của cảnh quan thiên nhiên cận xích đạo gió mùa?

  • A. Phần lớn là loài vùng xích đạo và nhiệt đới 
  • B. Xuất hiện nhiều loài cây chịu hạn, rụng lá vào mùa khô như các loại cây thuộc họ dầu
  • C. Động vật tiêu biểu là các loài thú lớn như voi, hổ, báo
  • D. Xuất hiện nhiều loài cây rụng lá vào mùa khô, các loài thú có lông dày và các loài thú lớn

Câu 21: Đặc điểm nào sau đây KHÔNG thuộc khí hậu phần lãnh thổ phía Nam?

  • A. Nhiệt độ trung bình năm trên 250C, không có tháng nào dưới 200C
  • B. Biên độ nhiệt trung bình năm nhỏ
  • C. Biên độ nhiệt trung bình năm lớn
  • D. Phân chia thành hai mùa mưa và khô

Câu 22: Vùng thềm lục địa nước ta có đặc điểm nổi bật là:

  • A. có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, đồi núi kề bên và thay đổi theo từng đoạn bờ biển
  • B. độ rộng – hẹp, nông – sâu phụ thuộc vào vùng đồi núi kề bên
  • C. độ rộng – hẹp, nông – sâu phụ thuộc vào vùng đồng bằng ven biển
  • D. thay đổi theo từng đoạn bờ biển

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu

Trang chia sẽ kiến thức là một nơi mà mọi người có thể tìm kiếm và chia sẽ kiến thức về mọi lĩnh vực. Từ khoa học đến nghệ thuật, từ kinh tế đến xã hội, trang chia sẽ kiến thức là một nguồn tài nguyên quý giá cho mọi người. Trong xã hội ngày nay, việc học hỏi và chia sẽ kiến thức là rất quan trọng....

Thăm dò ý kiến

Bạn có sẵn sàng mua module có nội dung hay từ trang web hay không

>
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi