Trắc nghiệm địa lí 12 bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (P3)

Thứ hai - 15/01/2024 23:12
Mục lục
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 15: Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Vùng nào dưới đây ở nước ta hầu như không xảy ra động đất ?

  • A. Ven biển Nam Trung Bộ.
  • B. Vùng Nam Bộ.
  • C. Vùng Đồng bằng sông Hồng.
  • D. Bắc Trung Bộ.

Câu 2: Mùa bão ở nước ta có đặc điểm là:

  • A. ở miền Bắc muộn hơn miền Nam                             
  • B. ở miền Trung sớm hơn ở miền Bắc
  • C. chậm dần từ Bắc vào Nam                                     
  • D. chậm dần từ Nam ra Bắc

Câu 3: Nam Trung Bộ bị ngập lụt mạnh vào tháng nào?

  • A. tháng IX- X 
  • B. tháng X- XI   
  • C. tháng VI- IX   
  •  D. tháng VII- X

Câu 4: Vùng thường xảy ra động đất và có nguy cơ cháy rừng cao vào mùa khô là :

  • A. Vùng Tây Bắc.
  • B. Vùng Đông Bắc.
  • C. Vùng Tây Nguyên.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 5: Dựa vào Atlat Địa lí VN: mùa bão ở nước ta bắt đầu và kết thúc vào thời gian nào?

  • A. Từ tháng V đến tháng X.                       
  •  B. Từ tháng VI đến tháng IX.
  • C. Từ tháng VI đến tháng XII.                    
  • D. Từ tháng VIII đến tháng VII.

Câu 6:  Bão tập trung nhiều nhất vào tháng:

  • A. tháng VIII                 
  • B. tháng IX                   
  • C. tháng X                 
  • D. tháng XI.

Câu 7: Để hạn chế thiệt hại do bão gây ra đối với các vùng đồng bằng ven biển, thì biện pháp phòng chống tốt nhất là :

  • A. Sơ tán dân đến nơi an toàn.
  • B. Củng cố công trình đê biển, bảo vệ rừng phòng hộ ven biển.  
  • C. Thông báo cho các tàu thuyền trên biển phải tránh xa vùng tâm bão.
  • D. Có biện pháp phòng chống lũ ở đầu nguồn các con sông lớn.

Câu 8: Có 70% cơn bão toàn mùa tập trung vào 3 tháng:

  • A. tháng VI, VII, VIII.         
  • B. tháng VII,  VIII,  IX.       
  • C. tháng VIII,  IX,  X.       
  • D. tháng IX,  X,  XI.

Câu 9: Biện pháp phòng tránh bão hiệu quả nhất là

  • A. củng cố đê chắn sóng ven biển.
  • B. phát triển các vùng ven biển.
  • C. dự báo chính xác về quá trình hình thành, hướng di chuyển và cường độ bão. 
  • D. có các biện pháp phòng tránh hiệu quả khi bão đang hoạt động.

Câu 10: Lượng mưa do bão gây ra thường đạt từ 

  • A. 200 – 400 mm.         
  •  B. 300 – 500 mm.          
  •  C. 400 – 600 mm.                  
  •  D. 300 – 600 mm.

Câu 11: Vùng chịu ảnh hưởng mạnh nhất của bảo là

  • A. ven biển đồng bằng sông Hồng.                         
  • B. ven biển Trung Bộ.
  • C.ven biển Nam Trung Bộ.                                      
  • D. ven biển Nam Bộ.

Câu 12: Nơi ngập úng nghiêm trọng nhất ở nước ta:

  • A. Đồng bằng sông Hồng.                                     
  •  B. Bắc Trung Bộ.
  • C. Duyên hải Nam Trung Bộ.                                 
  •  D. Đồng bằng sông Cửu Long.

Câu 13: Ngập úng ở Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long gây hậu quả nghiêm trọng cho vụ lúa nào?

  • A. Đông xuân           
  •  B. Mùa            
  • C. Hè thu                  
  • D. Chiêm.

Câu 14: Ngập úng ít gây hậu quả nghiêm trọng ở Trung Bộ vì

  • A. diện tích đồng bằng nhỏ.                                  
  • B. không có nhiều sông
  • C. địa hình dốc ra biển và không có đê.           
  •  D. lượng mưa trung bình năm nhỏ.

Câu 15: Dựa vào Atlat Địa lí VN trang 9, từ Móng Cái đến Thanh Hóa bão hoạt động vào thời gian

  • A. tháng VII- X            
  • B. tháng VIII-X          
  • C. tháng VI-X              
  •  D. tháng VIII- XI

Câu 16: Mỗi năm trung bình nước ta có bao nhiêu cơn bão trực tiếp từ biển Đông đổ vào:

  • A. từ 3 đến 4 cơn bão.     
  • B. từ 4 đến 6 cơn bão.     
  • C. từ 5 đến 7 cơn bão.     
  • D. từ 6 đến 8 cơn bão.

Câu 17: Năm bão nhiều ở nước ta có.

  • A. từ 6 đến 7 cơn bão.    
  • B. từ 7 đến 9 cơn bão.     
  • C. từ 5 đến 7 cơn bão.      
  • D. từ 6 đến 8 cơn bão

Câu 18: Biện pháp tốt nhất để hạn chế tác hại do lũ quét đối với tài sản và tính mạng của nhân dân là:

  • A. Bảo vệ tốt rừng đầu nguồn.
  • B. Xây dựng các hồ chứa nước.
  • C. Di dân ở những vùng thường xuyên xảy ra lũ quét.
  • D. Quy hoạch lại các điểm dân cư ở vùng cao.

Câu 19: Vùng có hoạt động đất mạnh nhất của nước ta là :

  • A. Tây Bắc.                  
  • B. Đông Bắc.                 
  • C. Nam Bộ.             
  •  D. Cực Nam Trung Bộ.

Câu 20: Thời gian khô hạn kéo dài nhất tập trung ở các tỉnh :

  • A. Ninh Thuận và Bình Thuận.
  • B. Huyện Mường Xén của tỉnh Nghệ An.
  • C. Quảng Bình và Quảng Trị.
  • D. Sơn La và Lai Châu.

Câu 21: Ở vùng núi phía Bắc và Duyên hải Nam Trung Bộ, lũ quét thường xảy ra vào thời gian :

  • A. Vùng núi phía Bắc từ tháng 7 đến tháng 10 ; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 10 đến tháng 12.
  • B. Vùng núi phía Bắc từ tháng 6 đến tháng 10 ; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 10 đến tháng 12. 
  • C. Vùng núi phía Bắc từ tháng 5 đến tháng 9 ; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 9 đến tháng 11. 
  • D. Vùng núi phía Bắc từ tháng 8 đến tháng 1 ; Duyên hải Nam Trung Bộ từ tháng 8 đến tháng 12.

Câu 22: Ở nước ta khi bão đổ bộ vào đất liền thì phạm vi ảnh hưởng rộng nhất là vùng :

  • A. Đồng bằng sông Hồng.    
  • B. Đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ.
  • C. Đồng bằng Duyên hải Nam Trung Bộ.   
  • D. Đông Bắc.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu

Trang chia sẽ kiến thức là một nơi mà mọi người có thể tìm kiếm và chia sẽ kiến thức về mọi lĩnh vực. Từ khoa học đến nghệ thuật, từ kinh tế đến xã hội, trang chia sẽ kiến thức là một nguồn tài nguyên quý giá cho mọi người. Trong xã hội ngày nay, việc học hỏi và chia sẽ kiến thức là rất quan trọng....

Thăm dò ý kiến

Bạn có sẵn sàng mua module có nội dung hay từ trang web hay không

>
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi