Trắc nghiệm địa lí 12 bài 16: Đặc điểm dân số và Phân bố dân cư nước ta (P3)

Thứ hai - 15/01/2024 23:12
Mục lục
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 16: Đặc điểm dân số và Phân bố dân cư nước ta (P1)). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Vùng có mật độ dân số cao nhất nước ta là

  • A. Đồng bằng sông Hồng.                            
  • C. Duyên hải miền Trung.
  • B. Đồng bằng sông cửu Long.                      
  • D.  Đông Nam Bộ.

Câu 2: Hiện tại cơ cấu nước ta có đặc điểm

  • A. Là cơ cấu dân số trẻ
  • B. Đang biến đổi chậm theo hướng già hóa
  • C. Đang biến đổi nhanh theo hướng già hóa
  • D. Là cơ cấu dân số già

Câu 3: Tác động nào là đúng nhất của dân số đối với việc phát triển kinh tế xã hội?

  • A. Dân số đông tăng nhanh tạo ra nguồn LĐ dồi dào, thị trường tiêu thụ tại chỗ quan trọng.
  • B. Dân số đông, tăng nhanh làm cho chất lượng cuộc sống ngày càngđược nâng cao.
  • C. Dân số đông tăng nhanh, nhu cầu tiêu dùng ngày càng lớn là động lực cho kinh tế phát triển mạnh.
  • D.  Dân số tăng nhanh đáp ứng nhu cầu lao động và củng cố an ninh quốc phòng.

Câu 4: Vùng có mật độ dân số thấp nhất nước ta là

  • A. Đông Bắc.                            
  • C. Tây Nguyên.
  • B. Tây Bắc.                     
  • D.  Đông Nam Bộ.

Câu 5: Mục đích phần bố lại dân cư và lao động trong phạm vi cả nước nhằm

  • A. Sử dụng hợp lí nguồn lao động và khai thác tốt hơn tiềm năng của mỗi vùng.
  • B. Nâng cao tỉ lệ dân số thành thị.
  • C. Giải quyết nhu cầu việc làm cho người lao động.
  • D.  Góp phần nâng cao mức sống cho nhân dân.

Câu 6:  Về dân số, nước ta đứng thứ ba trong khu vực Đông Nam Á sau

  • A. Inđônêxia, Thái Lan      
  • B. Malaixia, Philippin
  • C. Inđônêxia, Malaixia      
  • D. Inđônêxia, Philippin

Câu 7: Nhận định đúng nhất câu: “Các vùng núi và cao nguyên nước ta dân cư thưa thớt” là do

  • A. Có lịch sử phát triển lâu đời hơn so với các vùng đồng bằng.
  • B. Quá trình đô thị hoá diễn ra chậm, ít các thành phố và đô thị đông dân.
  • C. Giao thông khó khăn, kinh tế chậm phát triển, trình độ dân trí thấp.
  • D.  Nhiều tài nguyên khoáng sản còn dưới dạng tiềm năng.

Câu 8: Về dân số, so với các quốc gia trên thế giới, nước ta là nước

  • A. Đông dân ( đứng thứ 13 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ)
  • B. Khá đông dân ( đứng thứ 30 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ)
  • C. Trung bình ( đứng thứ 90 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ)
  • D. Ít dân ( đứng thứ 130 trong số 200 quốc gia và vùng lãnh thổ)

Câu 9: Hiện tại, nước ta đang trong giai đoạn “ Cơ cấu dân số vàng” điều đó có nghĩa là

  • A. Số trẻ sơ sinh chiếm hơn 2/3 dân số
  • B. Số người ở độ tuổi 0 -14 chiếm hơn 2/3 dân số
  • C. Số người ở độ tuổi 15 – 59 chiếm hơn 2/3 dân số
  • D. Số người ở độ tuổi trên 60 trở lên chiếm hơn 2/3 dân số

Câu 10: Nhận định đúng: “Việc giải quyết vấn đề dân số cần kết hợp với các giải pháp kinh tế” là

  • A. Kinh tế phát triển, người dân không ngại sinh đẻ.
  • B. Kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống tăng, ý thức kế hoạch hóa gia đình của người dân được nâng cao.
  • C. Kinh tế phát triển, số phụ nữ tham gia trực tiếp vào lao động sản xuất nhiều, nên ngại sinh
  • D.  Kinh tế phát triển, cần nhiều lao động, là động lực để sinh đẻ nhiều

Câu 11: Dân cư nông thôn ở nước ta tập trung chủ yếu ở

  • A. Các vùng cửa sông.    
  • C. Đồng bằng phù sa châu thổ
  • B. Dọc theo các con sông lớn.  
  • D.  Các vùng ven biển.

Câu 12: Hơn 3 triệu người Việt hiện đang sinh sống ở nước ngoài, tập trung nhiều nhất ở

  • A. Liên bang Nga       
  • B. Hoa Kì, Ôxtrâylia
  • C. Các nước Đông Âu      
  • D. Anh và một số nước Tây Âu khác

Câu 13: Nhận định đúng câu: “Dân cư nước ta tập trung chủ yếu các vùng đồng bằng châu thổ và ven biển” là do

  • A. Các ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động có điều kiện phát triển.
  • B. Giải quyết được tình trạng thừa lao động.
  • C. Đời sống, văn hoá, xã hội ngày càng phát triển.
  • D.  Sức ép đối với sự phát triển kinh tế, tài nguyên, môi trường

Câu 14: Giải pháp hiệu quả nhất để giảm bớt sự chênh lệch dân số giữa đồng bằng và miền núi là

  • A. Chuyển bớt dân ở thành thị về các vùng nông thôn.     
  • B. Đưa dân ở các vùng đồng bằng, ven biển đến các vùng núi, cao nguyên.
  • C. Thực hiện chính sách di dân tự do để tự điều hoà dân sốgiữa các vùng.
  • D.  Phát triển kinh tế, xây dựng hạ tầng cơ sở, thu hút đầu tư vào vùng núi, cao nguyên để thu hút lao động của các vùng đồng bằng

Câu 15: Dân số nước ta tăng nhanh, đặc biệt là vào

  • A. Nửa đầu thế kỉ XIX      
  • B. Nửa sau thế kỉ XIX
  • C. Nửa đầu thế kỉ XX     
  • D. Nửa sau thế kỉ XX

Câu 16: Dân số nước ta hiện nay đang có xu hướng già đi là do

  • A. Tỉ lệ sinh giảm.                              
  • B. Tỉ lệ tử giảm.
  • C. Tuổi thọ trung bình tăng.      
  • D.  Kết quả của việc thực hiện công tác dân số và tiến bộ về XH

Câu 17: Tình trạng di dân tự do gia tăng trong những năm gần đây dẫn đến

  • A. Phân bố dân cư và nguồn lao động được đồng đều hơn.
  • B. Tài nguyên thiên nhiên của các vùng được hợp lí hơn.
  • C. Tài nguyên thiên nhiên và môi trường các vùng nhập cư bị suy giảm
  • D.  Vấn đề việc làm không còn là vấn đề kinh tế xã hội gay gắt.

 

Câu 18: Trong khu vực Đông Nam Á, dân số nước ta đứng thứ:

  • A. 2                
  • B.3                 
  • C. 4                
  • D.5

Câu 19: Dân số đông đã gây khó khăn cho việc:

  • A. Phát triển kinh tế                                       
  • B. Giải quyết việc làm
  • C. Nâng cao chất lượng cuộc sống                
  • D. Tất cả các ý trên

Câu 20: Thuận lợi của số dân đông là:

  • A. Nguồn lao động dồi dào                           
  • B. Thị trường tiêu thụ rộng lớn
  • C. Có nguồn lao động xuất khẩu lớn             
  • D. Câu A và B đúng

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu

Trang chia sẽ kiến thức là một nơi mà mọi người có thể tìm kiếm và chia sẽ kiến thức về mọi lĩnh vực. Từ khoa học đến nghệ thuật, từ kinh tế đến xã hội, trang chia sẽ kiến thức là một nguồn tài nguyên quý giá cho mọi người. Trong xã hội ngày nay, việc học hỏi và chia sẽ kiến thức là rất quan trọng....

Thăm dò ý kiến

Bạn có sẵn sàng mua module có nội dung hay từ trang web hay không

>
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi