Trắc nghiệm địa lí 12 bài 33 vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng (P1)

Thứ hai - 15/01/2024 23:20
Mục lục
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 33 vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Tỉnh nào sau đây thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng?

  • A. Quảng Ninh    
  • B. Hải Phòng
  • C. Phú Thọ      
  • D. Bắc Giang

Câu 2: Tại sao tài nguyên nước ở Đồng bằng sông Hồng phong phú?

  • A. Do lượng mưa lớn, độ bốc hơi không nhiều.
  • B. Do lượng mưa lớn và diễn ra quanh năm.
  • C. Không khí ẩm từ biển thổi vào quanh năm.
  • D. Tỉ lệ che phủ rừng cao đã hạn chế bốc hơi nước.

Câu 4: Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh, không tạo thuận lợi cho ĐBSHồng

  • A. thâm canh, xen canh,tăng vụ.
  • B. đưa vụ đông lên thành vụ chính.
  • C. trồng cây công nghiệp nhiệt đới dài ngày.
  • D. trồng được nhiều loại cây cận nhiệt.

Câu 5: Việc làm ở Đồng bằng sông Hồng là vấn đề nan giải, nhất là khu vực thành thị chủ yếu do

  • A. nguồn lao động dồi dào, tỉ lệ lao động chưa qua đào tạo lớn.
  • B. nguồn lao động dồi dào, trình độ của người lao động hạn chế.
  • C. nguồn lao động dồi dào, nền kinh tế còn chậm phát triển.
  • D. nguồn lao động dồi dào, tập trung đông ở khu vực thành thị

Câu 6: Phải đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở vùng ở Đồng bằng sông Hồng vì

  •   A. đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
  •   B. khai thác hợp lí các nguồn lực phát triển kinh tế, xã hội.
  •   C. góp phần giải quyết các vấn đề về xã hội và môi trường trong vùng.
  •   D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong vùng còn chậm, chưa phát huy hết thế mạnh của vùng.

Câu 7: Năng suất lúa của vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất cả nước la do

  • A. Diện tích ngày càng được mở rộng
  • B. Người lao động có nhiều kinh nghiệm
  • C. Đẩy mạnh sản xuất theo hình thức thâm canh
  • D. Tăng vụ

Câu 8: yếu tố quan trọng nhất giúp Đồng bằng sông Hồng trở thành vùng sản xuất lương thực lướn ở nước ta là :

  • A. Khí hậu nhiệt đới gió màu độ ẩm cao
  • B. Đất phù sa màu mỡ
  • C. Vị trí thuận lợi
  • D. Thị trường tiêu thụ lớn

Câu 9:Bình quân lương thực theo đầu người của vùng Đồng bằng sông Hồng vẫn thấp hơn một số vùng khác là do:

  • A. Sản lượng lương thực thấp
  • B. Sức ép quá lớn của dân số
  • C. Điều kiện sản xuất lương thực khó khăn
  • D. Năng suất trồng lương thực thấp

Câu 10: Hạn chế lớn nhất về tự nhiên đối với việc phát triển sản xuất công nghiệp ở Đồng bằng sông Hồng là

  • A. khí hậu có mùa đông lạnh.
  • B. nền đất phù sa yếu, gây trở ngại cho việc xây dựng các nhà máy, xí nghiệp.
  • C. khoáng sản khá nghèo nàn, phần lớn phải nhập từ vùng khác.
  • D. mạng lưới sông ngòi dày đặc khó khăn cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.

Câu 11: Vùng có năng suất lúa cao nhất cả nước là

  • A. Đồng bằng sông Hồng.                                    
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • B. Duyên hải Nam Trung Bộ.                              
  • D.Trung du và miền núi Bắc Bộ.

Câu 12: Khí hậu nhiệt đới với mùa đông lạnh của Đồng bằng sông Hồng có lợi thế

  • A. trồng được nhiều khoai tây.
  • B. tăng thêm vụ lúa đông xuân.
  • C. phát triển các loại rau ôn đới.
  • D. chăn nuôi nhiều gia súc xứ lạnh.

Câu 13: Sức ép lớn nhất đối với việc sản xuất lương thực, thực phẩm Đồng bằng sông Hồng là

  • A. thiếu nguồn lao động.
  • B. đô thị hóa với tốc độ nhanh.
  • C. chuyển đổi cơ cấu cây trồng còn chậm. 
  • D. bình quân đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp.

Câu 14: Nhận định nào không phải là hạn chế chủ yếu của Đồng bằng sông Hồng ?

  • A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm.
  • B. Chịu ảnh hưởng nhiều của những thiên tai.
  • C. Sức ép dân số đối với vấn đề phát triển kinh tế - xã hội.
  • D. Cơ sở vật chất – kĩ thuật chưa phát triển bằng các vùng khác.

Câu 15: Nhận định đúng nhất về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của vùng Đồng bằng sông Hồng là

  • A. Có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. 
  • B. Có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực nhưng vẫn còn chậm.
  • C. Có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế diễn ra còn chậm, chưa phát huy được hết thế mạnh của vùng.
  • D. Có sự chuyển biến cơ cấu kinh tế tương đối nhanh, nhưng nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất.

Câu 16: Biểu hiện rõ nhất của sức ép dân số lên tài nguyên ở vùng Đồng bằng sông Hồng là

  • A. Bình quân đất canh tác trên đầu người giảm
  • B. Độ màu mỡ của đất giảm
  • C. Khí hậu ngày càng khắc nghiệt
  • D. Chất lượng nguồn nước giảm

Câu 17: Ý nào sau đây không đúng với ngành dịch vụ ở vùng Đồng bằng sông Hồng?

  •   A. Cơ cấu khá đa dạng.
  •   B. Hà Nội là trung tâm dịch vụ lớn nhất vùng.
  •   C. Chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP của vùng.
  •   D. Du lịch có vị trí thấp nhất trong nền kinh tế vùng.

Câu 18: Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng là

  • A. tiếp tục tăng đều tỷ trọng của cả 3 khu vực I, II, III.
  • B. tiếp tục tăng tỷ trọng của khu vực I và III, giảm tỷ trọng khu vực II.
  • C. tiếp tục giảm tỷ trọng khu vực I và II, tăng tỷ trọng khu vực khu vực III.
  • D. tiếp tục giảm tỷ trọng khu vực I, tăng nhanh tỷ trọng khu vực II và III.

Câu 19: Cho bảng số liệu sau:

CƠ CẤU KINH TẾ THEO NGÀNH CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (Đơn vị %)

  Năm

1990

1995

2000

2010

Nông- Lâm- Ngư

45,6

32,6

29,1

12,6

Công nghiệp- xây dựng

22,7

25,4

27,5

43,8

Dịch vụ

31,7

42,0

43,4

43,6

Chọn dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo ngành ở Đồng bằng sông Hồng từ 1990- 2010. 

  • A. Biểu đồ tròn.
  • B. Biểu đồ miền.
  • C. Biểu đồ đường.
  • D. Biểu đồ cột chồng.

Câu 20:  Phạm vi lãnh thổ của Đông bằng sông Hồng (tính đến 08/2008) bao gồm:

  • A. 9 tỉnh, thành phố.            
  • B. 10 tỉnh, thành phố.         
  • C. 11 tỉnh, thành phố.          
  • D. 12 tỉnh, thành phố.

Câu 21: Loại tài nguyên giá trị hàng đầu ở Đồng bằng sông Hồng là :

  • A. Đất đai.          
  • B. Khí hậu.         
  • C. Nguồn nước.  
  • D. Khoáng sản.

Câu 22:  Tuyến quốc lộ nằm hoàn toàn trong vùng Đồng bằng sông Hồng là :

  •  A. Quốc lộ 2.      
  • B. Quốc lộ 5.      
  • C. Quốc lộ 6.      
  • D. Quốc lộ 18.

Câu 23: Ngành nào dưới đây là ngành công nghiệp trọng điểm của Đồng bằng sông Hồng ?

  • A. Vật liệu xây dựng.                         
  • B. Hoá chất.
  • C. Luyện kim.                                    
  • D. Năng lượng.

Câu 24: Phải đặt vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Đồng bằng sông Hồng vì :

  • A. Đây là vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp dịch vụ, nhưng hiện nay còn phát triển chậm hơn các vùng khác.
  • B. Đây là vùng trọng điểm số 2 về lương thực, thực phẩm của cả nước nhưng sản xuất lương thực ngày càng gặp khó khăn.
  • C. Cơ cấu kinh tế tuy đã chuyển dịch theo hướng tích cực nhưng còn chậm, chưa phát huy hết
  • D. Để phát huy các thế mạnh và khắc phục những hạn chế, nhằm đưa nền kinh tế phát triển tương xứng với vị trí và tiềm năng.

Câu 25: Loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao đang được khai thác ở Đồng bằng sông Hồng là

  • A. Than nâu và khí đốt.                  
  • B. Đá vôi, đất sét, cao lanh.
  • C. Đá vôi và than nâu.                    
  • D. Than nâu, đất sét, cao lanh.

Câu 26: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 26, tỉ trọng GDP của từng vùng ( Đồng bằng sông Hồng, Trung du và miền núi Bắc Bộ )so với GDP cả nước năm 2007 tương ứng là

  • A. 23,0% và 8,1 %      
  • B. 24,0% và 9,2%
  • C. 25,0% và 10,2 %      
  • D. 26,0% và 11, 2%

Câu 27: Xét ở góc độ xã hội, biểu hiện gay gắt nhất về vấn đề dân số ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay là:

  •  A. Di dân tự do từ nông thôn vào các thành phố lớn.
  • B. Gia tăng dân số tự nhiên vẫn còn cao.
  • C. Dịch vụ về văn hóa, y tế, giáo dục khó nâng cao chất lượng.
  • D. Thất nghiệp, thiếu việc làm.

Câu 28: Giải pháp có ý nghĩa lâu dài để giải quyết vấn đề dân số ở Đồng bằng sông Hồng là :

  • A. Xuất khẩu lao động.                  
  • B. Di dân đi xây dựng các vùng kinh tế mới.
  • C. Đẩy mạnh quá trình đô thị hóa. 
  • D. Giảm tỉ lệ sinh.

Câu 29: Dân số ở Đồng bằng sông Hồng tăng nhanh sẽ dẫn tới :

  • A. Đất hoang hóa ngày càng mở rộng.        
  • B. Đất chuyên dùng ngày càng thu hẹp.
  • C. Đất lâm nghiệp ngày một giảm
  • D. Bình quân đất nông nghiệp/đầu người ngày một thấp.

Câu 30: Phải tăng năng suất lúa ở Đồng bằng sông Hồng bởi vì :

  • A. Đất phù sa rất màu mỡ.              
  • B. Dân số đông.
  • C. Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.
  • D. Nhu cầu xuất khẩu lớn.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu

Trang chia sẽ kiến thức là một nơi mà mọi người có thể tìm kiếm và chia sẽ kiến thức về mọi lĩnh vực. Từ khoa học đến nghệ thuật, từ kinh tế đến xã hội, trang chia sẽ kiến thức là một nguồn tài nguyên quý giá cho mọi người. Trong xã hội ngày nay, việc học hỏi và chia sẽ kiến thức là rất quan trọng....

Thăm dò ý kiến

Bạn có sẵn sàng mua module có nội dung hay từ trang web hay không

>
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi