Trắc nghiệm địa lí 12 bài 41 vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long (P3)

Thứ hai - 15/01/2024 23:22
Mục lục
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 41 vấn đề sử dụng hợp lí và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng sông Cửu Long (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm địa hình

  • A. độ cao lớn, bề mặt gồ ghề, có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
  • B. thấp, bằng phẳng, có mạng lưới kênh rạch chằng chịt.
  • C. cao ở phía đông, thấp dần về phía tây nam.
  • D. bằng phẳng không có các ô trũng.

Câu 2: phương châm “ sống chung với lũ” ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long nhằm

  • A. Khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hằng năm đem lại
  • B. Thích nghi với sự biến đổi của khí hậu
  • C. Thay đổi tốc độ dòng chảy của sông
  • D. Giảm bớt các thiệt hại do lũ mang lại

Câu 3: Để đảm bảo cân bằng sinh thái, Đồng bằng sông Cửu Long cần phải

  • A. Bảo vệ và phát triển rừng
  • B. Cải tạo đất phèn, đất mặn
  • C. Khoanh rừng kết hợp với nuôi tôm
  • D. Giảm độ mặn trong đất

Câu 4: Đất phù sa sông ở Đồng bằng sông Cửu Long tập trung nhiều nhất ở nơi nào sau đây?

  • A. Ven biển Đông.
  • B. Bán đảo Cà Mau.
  • C. Ven vịnh Thái Lan.
  • D. Dọc sông Tiền, sông Hậu.

Câu 5: Căn cứ vào bản đồ thủy sản (năm 2007) trang 20 của Atlat Địa lí Việt Nam, hãy cho biết tỉnh nào sau đây ở Đồng bằng sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất?

  • A. Đồng Tháp.
  • B. An Giang.
  • C. Cà Mau.
  • D. Bạc Liêu.

Câu 6: Ba nhóm đất chính của Đồng bằng sông Cửu Long gồm

  • A. Đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn.
  • B. Đất phù sa ngọt, đất mặn, đất đá vôi.
  • C. Đất phù sa ngọt, đất phù sa cổ, đất mặn.
  • D. Đất phù sa ngọt, đất phèn, đất phù sa cổ.

Câu 7: Đặc điểm nào không đúng với vùng hạ châu thổ của Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của thủy triều và sóng
  • B. Có các giồng đất ở hai bên bờ sông và các cồn cát duyên hải
  • C. Có các vùng trũng ngập nước vao mùa mưa và các bãi nồi ven sông
  • D. Có độ cao từ 2 đến 4 m so với mực nước biển

Câu 8: khoáng sản chủ yếu của vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. Đá vôi và than bùn     
  •  B. Apatit và than đá
  • C. Bôxit và crôm      
  • D. Sắt và thiếc

Câu 9: Khó khăn nào không phải của vùng Đồng bằng sông Cửu Long

  • A. Phần lớn diện tích là đất phèn , đất mặn
  • B. Thiếu nước trong mùa khô
  • C. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền
  • D. Bão và áp thấp nhiệt đới

Câu 10: Trở ngai lớn nhất cho việc sử dụng và cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng sống Cửu Long là

  • A. Độ cao địa hình thấp nên thường xuyên chịu tác động xâm nhập mặn của thủy triều
  • B. Đất thiếu dinh dưỡng hoặc quá chặt, khó thoát nước
  • C. Phần lớn diện tích là đất phèn, đất mặn lại có mùa khô sâu sắc
  • D. Mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt gây trở ngại cho việc tiến hành cơ giới hóa

Câu 11: Biểu hiện của biến đổi khí hậu thể hiện rõ nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. Nhiệt độ trung bình năm đã giảm
  • B. Xâm nhập mặn vào sâu trong đất liền
  • C. Mùa khô không rõ rệt
  • D. Nguồn nước ngầm hạ thấp hơn

Câu 12: Nhân tố nào không là điều kiện tự nhiên thuận lợi để Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng trọng điểm lúa số một ở nước ta?

  • A. Có tiền năng lớn về đất phù sa ngọt
  • B. Có khí hậu nhiệt đới nóng quanh năm
  • C. Có diện tích đất phèn và đất mặn lớn
  • D. Có sông ngòi dày đặc

Câu 13: Vấn đề quan trọng hàng đầu vào mùa khô ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. Nước ngọt      
  • B. Phân bón
  • C. Bảo vệ rừng ngập mặn      
  • D. Cải tạo giống

Câu 14: Biện pháp nào không hợp lí khi sử dụng và cải tạo thiên nhiên của Đồng bằng sông Cửu Long

  • A. Chia ô nhỏ trong đồng ruộng để thau chua, rửa mặn
  • B. Cày sâu, bừa kĩ để nâng cao độ phì cho đất
  • C. Tìm các giống lúa mới chịu được đất phèn
  • D. Khai thác tối đa các nguồn lợi trong mùa lũ

Câu 15: Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Đất mặn.
  • B. Đất phèn.
  • C. Đất xám.
  • D. Đất phù sa ngọt.

Câu 16: Biểu hiện nào sau đây không đúng với khí hậu của Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Tổng số giờ nắng trung bình là 2200 - 2700 giờ.
  • B. Trong năm có hai mùa: mùa mưa và mùa khô không rõ rệt.
  • C. Lượng mưa lớn (1300 - 2000mm) tập trung vào các tháng mùa mưa.
  • D. Chế độ nhiệt cao, ổn định với chế độ nhiệt trung bình năm 25 - 27 độ C.

Câu 17: Hạn chế lớn nhất về tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. mùa khô kéo dài.                                
  • B. đất phèn chiếm diện tích lớn.
  • C. tài nguyên khoáng sản ít.     
  • D. có nhiều ô trũng ngập nước.

Câu 18: Nguyên nhân chủ yếu nào sau dẫn đến Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều ngành xay xát nhất cả nước?

  • A. Có sản lượng lúa nhất cả nước.
  • B. Dân số đông, thị trường tiêu thụ rộng lớn.
  • C. Nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.
  • D. Nhiều lao động có kinh nghiệm xay xát.

Câu 19: Đặc điểm của mạng lưới sông ngòi, kênh rạch ở Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. có giá trị lớn về thủy điện.
  • B. lượng nước hạn chế và ít phù sa.
  • C. ít có giá trị về giao thông, sản xuất và sinh hoạt.
  • D. chằng chịt, cắt xẻ châu thổ thành những ô vuông.

Câu 20: Thảm thực vật chủ yếu của Đồng bằng sông Cửu Long là

  • A. rừng tràm và xa-van
  • B. xa-van và rừng ngập mặn.
  • C. rừng ngập mặn và rừng tràm.
  • D. rừng ngập mặn và rừng thưa.

Câu 21: Điểm nào sau đây không đúng khi nói về tài nguyên biển ở Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Có hàng trăm bãi cá.
  • B. Có rất nhiều bãi tôm.
  • C. Có ngư trường lớn Cà Mau - Kiên Giang.
  • D. Có nửa triệu ha mặt nước nuôi trồng thủy sản.

Câu 22: Loại cây công nghiệp lâu năm ở Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích lớn nhất:

  • A. Dừa.
  • B. Hồ tiêu.
  • C. Điều
  • D. Dâu tằm.

Câu 23: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 29, hãy cho biết ở Đồng bằng sông Cửu Long có các khu kinh tế ven biển nào sau đây?

  • A. Định An, Năm Căn, Phú Quốc.
  • B. Định An, Năm Căn, Nhơn Hội.
  • C. Định An, Năm Căn, Vân Phong.
  • D. Định An, Năm Căn, Dung Quất.

Câu 24: Cho bảng số liệu:

Vùng

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng (nghìn tấn)

2005

2014

2005

2014

Đồng bằng sông Hồng

1186,1

1122,7

6398,4

7175,2

Đồng bằng sông Cửu Long

3826,3

4249,5

19298,5

25475,0

Cho biết nhận xét nào sau đây không đúng về diện tích và sản lượng lúa cả năm của Đồng bằng sông Hồng và Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Đồng bằng sông Hồng: diện tích giảm, sản lượng tăng.
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long: diện tích tăng, sản lượng tăng.
  • C. Đồng bằng sông Cửu Long: tốc độ tăng diện tích nhanh hơn sản lượng.
  • D. Đồng bằng sông Cửu Long tăng sản lượng lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.

Câu 25: Mùa khô ở Đồng bằng sông Cửu Long kéo dài từ

  • A. tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
  • B. tháng 5 đến tháng 10.
  • C. tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
  • D. tháng 5 đến tháng 11.

Câu 26: Khí hậu của vùng đồng bằng sông Cửu Long thể hiện rõ rệt tính chất

  • A. ôn đới.                       
  • B. cận nhiệt đới.
  • C. cận xích đạo.            
  •  D. nhiệt đới.

Câu 27: Cho bảng số liệu:
Sản lượng thủy sản của cả nước và đồng bằng sông Cửu Long  (đơn vị: triệu tấn)

Vùng

1995

2000

2002

2005

Cả nước

1,58

2,25

2,64

3,47

Đồng bằng sông Cửu Long

0,82

1,17

1,36

1,85

  • A.Biểu đồ tròn.
  • B.Biểu đồ đường.
  • C.Biểu đồ miền.
  • D.Biểu đồ cột.

Câu 28: Ngành công nghiệp giữ vai trò quan trọng nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay là

  • A. chế biến lương thực, thực phẩm.                    
  • B. sản xuất hàng tiêu dung.
  • C. vật liệu xây dựng.     
  • D. cơ khí nông nghiệp.

Câu 29: Loại đất nào sau đây chiếm diện tích lớn nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

  • A. Đất phù sa ngọt.                            
  •  B. Đất mặn.
  • C. Đất phèn.
  • D. Đất xám.

Câu 30: Cho bảng số liệu:

DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC NĂM

Vùng

Diện tích (nghìn ha)

Sản lượng lúa (nghìn tấn)

2005

2014

2005

2014

 Đồng bằng sông Hồng

1 186,1

1 122,7

6 398,4

7 175,2

 Đồng bằng sông Cửu Long

3 826,3

4 249,5

19 298,5

25 475,0

Dạng biểu đồ thích hợp nhất so sánh sản lượng thủy sản của đồng bằng sông Cửu Long với cả nước là

Hãy cho biết nhận xét nào sau đây không đúng với bảng số liệu trên?

  • A. Diện tích giảm, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Hồng.
  • B. Diện tích tăng, sản lượng tăng ở Đồng bằng sông Cửu Long.
  • C. Sản lượng ở Đồng bằng sông Cửu Long luôn lớn hơn Đồng bằng sông Hồng.
  • D. Diện tích ở Đồng bằng sông Cửu Long tăng nhanh hơn sản lượng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu

Trang chia sẽ kiến thức là một nơi mà mọi người có thể tìm kiếm và chia sẽ kiến thức về mọi lĩnh vực. Từ khoa học đến nghệ thuật, từ kinh tế đến xã hội, trang chia sẽ kiến thức là một nguồn tài nguyên quý giá cho mọi người. Trong xã hội ngày nay, việc học hỏi và chia sẽ kiến thức là rất quan trọng....

Thăm dò ý kiến

Bạn có sẵn sàng mua module có nội dung hay từ trang web hay không

>
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi