Trắc nghiệm địa lí 12 bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (P1)

Thứ hai - 15/01/2024 23:10
Mục lục
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 bài 6: Đất nước nhiều đồi núi (P1). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Cảnh quan rừng nhiệt đới ẩm gió mùa phát triển trên đồi núi thấp là kiểu cảnh quan chiếm ưu thế của nước ta vì :

  • A. Nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nội chí tuyến.
  • B. Nước ta nằm tiếp giáp Biển Đông.
  • C. Nước ta nằm trong khu vực châu Á gió mùa.
  • D. Đồi núi thấp chiếm 85% diện tích lãnh thổ.

Câu 2: Tỉ lệ địa hình thấp dưới 1000m so với diện tích toàn bộ lãnh thổ ở nước ta là khoảng

  • A. 85%
  • B. 75%
  • C. 60%
  • D. 90%

Câu 3: Đây là đặc điểm quan trọng nhất của địa hình đồi núi nước ta, có ảnh hưởng rất lớn đến các yếu tố khác.

  • A. Chạy dài suốt lãnh thổ từ bắc đến nam.
  • B. Đồi núi thấp chiếm ưu thế tuyệt đối.
  • C. Núi nước ta có địa hình hiểm trở.
  • D. Núi nước ta có sự phân bậc rõ ràng.

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây không phảilà đặc điểm chung của địa hình nước ta?

  • A. Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa
  • B. Địa hình ít chịu tác động của con người
  • C. Địa hình đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp
  • D. Cấu trúc địa hình khá đa dạng

Câu 5: Cấu trúc địa hình với “ bốn cánh cung núi lớn, chụm lại ở Tam Đảo” thuộc vùng núi

  • A.Đông Bắc      
  • B.Tây Bắc
  • C. Trường Sơn Bắc      
  • D. Trường Sơn Nam

Câu 6: Đai rừng ôn đới núi cao của nước ta chỉ xuất hiện ở :

  • A. Độ cao trên 1 000 m.
  • B. Độ cao trên 2 000 m.
  • C. Độ cao trên 2 400 m.
  • D. Độ cao thay đổi theo miền.

Câu 7: Địa hình đồi núi đã làm cho :

  • A. Miền núi nước ta có khí hậu mát mẻ thuận lợi để phát triển du lịch.
  • B. Nước ta giàu có về tài nguyên rừng với hơn 3/4 diện tích lãnh thổ.
  • C. Sông ngòi nước ta có tiềm năng thuỷ điện lớn với công suất trên 30 triệu kW.
  • D. Các đồng bằng thường xuyên nhận được lượng phù sa bồi đắp lớn.

Câu 8: Câu nào dưới đây thể hiện mối quan hệ chặt chẽ giữa miền núi với đồng bằng nước ta ?

  • A. Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, miền núi có địa hình cao hiểm trở.
  • B. Đồng bằng thuận lợi cho cây lương thực, miền núi thích hợp cho cây công nghiệp.
  • C. Những sông lớn mang vật liệu bào mòn ở miền núi bồi đắp, mở rộng đồng bằng.
  • D. Sông ngòi phát nguyên từ miền núi cao nguyên chảy qua các đồng bằng.

Câu 9: Tác động tiêu cực của địa hình miền núi đối với đồng bằng của nước ta là :

  • A. Mang vật liệu bồi đắp đồng bằng, cửa sông.
  • B. Chia cắt đồng bằng thành các châu thổ nhỏ.
  • C. Thường xuyên chịu ảnh hưởng của lũ lụt.
  • D. Ngăn cản ảnh hưởng của gió mùa tây nam gây khô nóng.

Câu 10: Đặc điểm nào không đúng với địa hình Việt Nam

  • A. Đồi núi chiếm ¾ diện tích, phần lớn là núi cao trên 2000m
  • B. Đồi núi chiếm ¾  diện tích, có sự phân bậc rõ rệt
  • C. Cao ở Tây Bắc thấp dần về Đông Nam
  • D. Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người

Câu 11: Tỉ lệ núi cao trên 2000m so với diện tích toàn bộ lãnh thổ ở nước ta là khoảng:

  • A. 1 %
  • B. 2%
  • C. 85 %
  • D. 60 %

Câu 12:  Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là :

  • A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.
  • B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.
  • C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.
  • D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.

Câu 13:  Ở khu vực phía nam, loại rừng thường phát triển ở độ cao từ 500 m - 1000 m là :

  • A. Nhiệt đới ẩm thường xanh.              
  • B. Á nhiệt đới.
  • C. Ôn đới.                                           
  • D. Á nhiệt đới trên núi.

Câu 14: Sự khác biệt rõ rệt giữa vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc là ở đặc điểm:

  • A. Độ cao và hướng núi
  • B. Hướng nghiêng
  • C. Giá trị về kinh tế
  • D. Sự tác động của con người

Câu 15: Địa hình với địa thế cao ở hai đầu, thấp ở giữa là đặc điểm của vùng núi:

  • A. Trường Sơn Bắc.
  • B. Tây Bắc.
  • C. Đông Bắc.                             
  • D. Trường Sơn Nam.

Câu 16: Các cao nguyên ba dan ở Tây Nguyên có độ cao trung bình:

  • A. từ 600 - 900 m.
  • B. từ 500 - 1000 m.
  • C. từ 500 - 700 m.
  • D. từ 400 - 600 m.

Câu 17: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho :

  • A. Địa hình nước ta ít hiểm trở.
  • B. Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.
  • C. Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.
  • D. Thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.

Câu 18: Đồi núi nước ta có sự phân bậc vì :

  • A. Phần lớn là núi có độ cao dưới 2 000 m.
  • B. Chịu tác động của vận động tạo núi Anpi trong giai đoạn Tân kiến tạo.
  • C. Chịu tác động của nhiều đợt vận động tạo núi trong đại Cổ sinh.
  • D. Trải qua lịch sử phát triển lâu dài, chịu tác động nhiều của ngoại lực.

Câu 18:  Tính chất bất đối xứng giữa hai sườn Đông - Tây là đặc điểm nổi bật của vùng núi:

  • A. Trường Sơn Bắc.
  • B. Trường Sơn Nam.                               
  • C. Tây Bắc.
  • D. Đông Bắc

Câu 19:  Đồng bằng châu thổ nào có diện tích lớn nhất nước ta?

  • A. Đồng bằng sông Hồng.
  • B. Đồng bằng sông Cửu Long.
  • C. Đồng bằng sông Mã.
  • D. Đồng bằng sông Cả.

Câu 20:  Đặc điểm nào đúng với địa hình vùng núi Đông Bắc?

  • A. Cao nhất nước ta
  • B. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
  • C. Hướng Tây Bắc-Đông Nam
  • D. Có nhiều cao nguyên xếp tầng

Câu 21: Đặc điểm nào đúng với vùng núi Trường Sơn Nam?

  • A. Cao nhất nước ta
  • B. Có nhiều cao nguyên xếp tầng
  • C. Đồi núi thấp chiếm phần lớn diện tích
  • B. Hướng Tây Bắc-Đông Nam

Câu 22: Hướng núi Tây Bắc – Đông Nam là hướng chính của:

  • A. Vùng núi Nam Trường Sơn.
  • B. Vùng núi vùng Đông Bắc
  • C. Vùng núi vùng Tây Bắc.
  • D. Vùng núi Bắc Trường Sơn 

Câu 23: Hướng vòng cung là hướng núi chính của:

  • A. Dãy Hoàng Liên Sơn.
  • B. Vùng núi Đông Bắc
  • C. Các hệ thống sông lớn.
  • D. Vùng núi Bắc Trường Sơn.

Câu 25: Địa hình núi nước ta được chia thành bốn vùng:

  • A. Đông Bắc, Đông Nam, Tây Bắc, Tây Nam.
  • B. Hoàng Liên Sơn, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam, Tây Bắc
  • C. Đông Bắc, Tây Bắc, Trường Sơn Bắc, Trường Sơn Nam.
  • D. Hoàng Liên Sơn, Tây Bắc, Đông Bắc, Trường Sơn

Câu 26: Nét nổi bật của địa hình vùng núi Đông Bắc là:

  • A. Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.
  • B. Có địa hình cao nhất nước ta.
  • C. Có 3 mạch núi lớn hướng tây bắc – đông nam.
  • D. Gồm các dãy núi song song và so le có hướng tây bắc – đông nam.

Câu 27: Nguồn lợi nào sau đây không có ở đồng bằng nước ta?

  • A. Khoáng sản.
  • B. Thủy năng.
  • C. Rừng.
  • D. Du lịch.

Câu 28: Vùng núi Đông Bắc có vị trí

  • A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng
  • B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả
  • C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
  • D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã

Câu 29: vùng núi Tây Bắc có vị trí

  • A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng
  • B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả
  • C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
  • D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã

Câu 30: vùng núi Trường Sơn Bắc có vị trí

  • A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng
  • B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả
  • C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã
  • D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu

Trang chia sẽ kiến thức là một nơi mà mọi người có thể tìm kiếm và chia sẽ kiến thức về mọi lĩnh vực. Từ khoa học đến nghệ thuật, từ kinh tế đến xã hội, trang chia sẽ kiến thức là một nguồn tài nguyên quý giá cho mọi người. Trong xã hội ngày nay, việc học hỏi và chia sẽ kiến thức là rất quan trọng....

Thăm dò ý kiến

Bạn có sẵn sàng mua module có nội dung hay từ trang web hay không

>
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi