Câu 1: Bề mặt đồng bằng sông Cửu Long có đặc điểm nổi bật là
- A. bị hệ thống đê ngăn lũ chia cắt thành nhiều ô
- B. được phân chia thành ba dải nằm song song với bờ biển
- C. có nhiều ô trũng, cồn cát, đầm phá
-
D. có hệ thống sông ngòi và kênh rạch chằng chịt
Câu 2: Đồng Bằng Sông Hồng được bồi tụ do phù sa của hệ thống sông:
- A. Sông Tiền – Sông Hậu
- B. Sông Hồng và Sông Đà
-
C. Sông Hồng – Sông Thái Bình
- D. Sông Đà và Sông Lô
Câu 3: ở nhiều đồng bằng ven biển miền Trung thường có sự phân chia thành 3 dải, lần lượt từ biển vào là
- A. vùng trũng thấp – cồn cát, đầm phá – đồng bằng
- B. cồn cát, đầm phá – đồng bằng – vùng thấp trũng
-
C. cồn cát, dầm phá – vùng thấp trũng- đồng bằng
- D. đồng bằng – cồn cát – đầm phá – vùng thấp trũng
Câu 4: Khu vực đồi núi nước ta có nhiều cao nguyên rộng lớn cùng với nhiều đồng cỏ là điều kiện thuận lợi cho việc:
- A. Phát triển du lịch sinh thái
- B. Xây dựng các công trình thủy điện
-
C. Chăn nuôi gia súc, trồng cây công nghiệp
- D. Phát triển lâm nghiệp
Câu 5: Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều vùng trũng lớn chưa được bồi lấp xong như
-
A. Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên
- B. Dọc sông Tiền, sông Hậu
- C. Ven biển Đông và vịnh Thái Lan
- D. Cà Mau, Bạc Liêu
Câu 6: Đồng bằng sông Cửu Long thường xuyên bị nhiễm mặn vào mùa khô là do:
-
A. Địa hình thấp, nhiều cửa sông đổ ra biển nên thủy triều dễ lấn sâu vào đất liền
- B. Có nhiều vùng trũng rộng lớn.
- C. Có 3 mặt giáp biển, có gió mạnh nên đưa nước biển vào
- D. Sông ngòi nhiều tạo điều kiện dẫn nước biển vào sâu trong đất liền
Câu 7: "2/3 diện tích đồng bằng là đất mặn, đất phèn" là đặc điểm của
- A. đồng bằng sông Hồng
- B. đồng bằng thanh hóa
- C. đồng bằng Nghệ An
-
D. đồng bằng sông Cửu Long
Câu 8: Dải đồng bằng miền Trung không liên tục bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ là do
- A. thềm lục địa ở khu vực này thu hẹp
- B. sông ở đây có lượng phù sa nhỏ
-
C. có nhiều dãy núi ăn lan ra sát biển
- D. có nhiều cồn cát, đầm phá
Câu 9: Đồng bằng có diện tích đất phèn, đất mặn chiếm 2/3 diện tích vùng là:
- A. Đồng bằng sông Hồng
-
B. Đồng bằng sông Cửu Long
- C. Đồng bằng duyên hải Miền Trung
- D. Đồng bằng Tuy Hòa
Câu 10: Hình thái của đồng bằng sông Hồng có đặc điểm:
-
A. Cao ở rìa phía Tây và Tây Bắc, thấp dần ra biển
- B. Cao ở rìa phía Đông, giữa thấp trũng
- C. Thấp phẳng, có nhiều ô trũng lớn
- D. Vùng trong đê có nhiều ô trũng thường xuyên bị ngập nước
Câu 11: Diện tích của đồng bằng sông Cửu Long là:
-
A. 40.000 km2
- B. 15.000 km2
- C. 20.000 km2
- D. 45.000 km2
Câu 12:Đồng bằng sông Cửu Long có hai vùng trũng lớn là:
- A. Cà mau và Đồng Tháp Mười.
- B. Kiên giang và Đông Tháp Mười.
-
C. Tứ Giác Long Xuyên và Đông Tháp Mười
- D. Tứ Giác Long Xuyên và Cà Mau
Câu 13: “ Về mùa lũ, nước ngập trên diện rộng; về mùa cạn, nuwocs triều lấn mạnh” là đặc điểm của
- A. đồng bằng sông Hồng
-
B. đồng bằng sông Cửu Long
- C. đồng bằng Quảng Nam
- D. đồng bằng Tuy Hòa
Câu 14: Ở nước ta, trên bề mặt các cao nguyên có điều kiện thuận lợi để phát triển:
- A. Rừng, chăn nuôi, cây lương thực.
- B. Rừng, chăn nuôi, thủy sản
-
C. Trồng cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, chăn nuôi gia súc
- D. Chăn nuôi, thủy sản, cây công nghiệp
Câu 15: Thế mạnh đặc trưng của khu vực đồi núi nước ta đối với sự phát triển kinh tế xã hội là:
- A. Có nhiều khoáng sản
- B. Có nhiều đồng cỏ
- C. Có khí hậu mát mẻ
-
D. Có nguồn thủy năng dồi dào
Câu 16: Một trong những hạn chế của khu vực đồng bằng là:
- A. gây khó khăn cho việc đi lại và phát triển giao thông.
- B. chịu ảnh hưởng của thiên tai xói mòn, lũ quét…
-
C. địa hình thấp chịu tác động mạnh của thủy triều và xâm nhập mặn
- D. nhiều thiên tai
Câu 17: Điểm giống nhau ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long là:
- A. có hệ thống đê điều chạy dài.
- B. có mạng lưới kênh rạch chằng chịt
-
C. đều là những đồng bằng châu thổ do phù sa của các con sông lớn bồi đắp.
- D. bị nhiễm mặn nặng nề.
Câu 18: thế mạnh nào dưới đây không có ở khu vực đồi núi?
- A. Khoáng sản
- B. nguồn thủy năng
-
C. nguồn hải sản
- D. rừng và đất trồng
Câu 19: Đây là đồng bằng lớn ở miền Trung là:
- A. Đồng bằng sông Mã.
- B. Đồng bằng sông Cả
- C. Cả hai đều sai.
-
D. Cả hai đều đúng.
Câu 20: Đồng bằng sông Cửu Long còn được gọi là:
- A. Đồng bằng miền Nam.
-
B. Đồng bằng Tây Nam Bộ
- C. Đồng bằng phù sa.
- D. Đồng bằng Chín Rồng
Câu 21:Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, mỏ sắt có trữ lượng lớn nhất ở vùng Bắc Trung Bộ là
- A. Cổ Định
-
B. Thạch Khê
- C. Lệ Thúy
- D. Thạch Hà
Câu 22: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đất hiểm của nước ta phân bố chủ yếu ở
- A. Đông Bắc
-
B. Tây Bắc
- C. Bắc Trung Bộ
- D. Tây Nguyên
Câu 23: Căn cứ vào Atlat địa lí Việt Nam trang 8, các mỏ đá vôi xi măng lớn nhất phía nam phân bố ở tỉnh
- A. Đồng Nai
- B. An Giang
-
C. Kiên Giang
- D. Cà Mau