Trắc nghiệm địa lí 12: Kiểm tra học kì 1 (P3)

Thứ ba - 16/01/2024 01:54
Mục lục
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm địa lí 12 tham khảo đề kiểm tra học kì 1 (P3). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Dãy núi được coi là ranh giới khí hậu giữa hai miền khí hậu phía Bắc và phía Nam là:

  • A. Kẻ Bàng
  • C. Hoành Sơn
  • B. Bạch Mã
  • D. Hoàng Liên Sơn

Câu 2: Quá trình nào sau đây đã tạo cho đất feralit có màu đỏ vàng?

  • A. Tích tụ mạnh các chất Fe2O3, Al2O3.
  • B. Phong hóa mạnh các loại đá mẹ.
  • C. Rửa trôi mạnh các chất bazơ.
  • D. Khai thác và sử dụng đất quá mức của con người.

Câu 3: Ở vùng ven biển, dạng địa hình nào sau đây thuận lợi cho xây dựng cảng biển?

  • A. Vịnh cửa sông.
  • B. các bờ biển mài mòn.
  • C. các vũng, vịnh nước sâu.
  • D. câu A và B đúng.

Câu 4: Đặc trưng khí hậu của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta là:

  • A. Cận xích đạo gió mùa
  • B. Nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh
  • C. Nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh
  • D. Cận nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh

Câu 5: Loại rừng nào sau đây không được xếp vào rừng phòng hộ?

  • A. Vườn quốc gia
  • C. Rừng chắn gió cát bay
  • B. Rừng đầu nguồn
  • D. Rừng chắn sóng ven biển

Câu 6: Cảnh quan thiên nhiên tiêu biểu của phần lãnh thổ phía Bắc nước ta (từ dãy Bạch Mã trở ra) là:

  • A. Đới rừng gió mùa cận xích đạo
  • B. Đới rừng xích đạo
  • C. Đới rừng nhiệt đới
  • D. Đới rừng nhiệt đới gió mùa 

Câu 7: Hoạt động ngoại lực đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành và biến đổi địa hình Việt Nam hiện tại là:

  • A. Mài mòn - bồi tụ
  • C. Xói mòn - rửa trôi
  • B. Xâm thực - bồi tụ
  • D. Xâm thực - mài mòn

Câu 8: Đặc điểm nào sau đây không đúng với khí hậu của phần phía Nam lãnh thổ nước ta (từ 16oB trở vào)?

  • A. Quanh năm nóng
  • B. Về mùa khô có mưa phùn
  • C. Không có tháng nào nhiệt độ dưới 20oC
  • D. Có hai mùa mưa và khô rõ rệt

Câu 9: Sự phân hóa địa hình nước ta: vùng biển – thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển và vùng đồi núi là biểu hiện của sự phân hóa theo:

  • A. Bắc - Nam
  • B. Đông - Tây
  • C. Độ cao
  • D. Câu A + B đúng

Câu 10: Ở nước ta, bão tập trung nhiều nhất vào:

  • A. Tháng VII
  • B. Tháng VIII
  • C. Tháng IX
  • D. Tháng X 

Câu 11: Đặc điểm nào sau đây là biểu hiện của khí hậu thuộc đai nhiệt đới gió mùa ở nước ta?

  • A. Khí hậu mát mẻ, không có tháng nào nhiệt độ trên 25oC, độ ẩm cao. 
  • B. Mùa hạ nóng, nhiệt độ trung bình tháng đều trên 25oC, độ ẩm thay đổi tùy nơi.
  • C. Khí hậu lạnh, quanh năm nhiệt độ dưới 15oC.
  • D. Khí hậu rất lạnh, quanh năm dưới 5oC.

Câu 12: Khoáng sản nổi bật của miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ là:

  • A. Than đá và apatít.
  • B. Vật liệu xây dựng và quặng sắt.
  • C. Dầu khí và bôxit.
  • D. Thiếc và khí tự nhiên.

Câu 13: Ở miền Nam không có đai ôn đới, vì ở đây:

  • A. Nằm gần Xích đạo.
  • B. Không có gió mùa Đông Bắc hoạt động.
  • C. Nằm kề vùng biển ấm rất rộng.
  • D. Không có các núi cao trên 2600m.

Câu 14: Đất feralit ở nước ta có đặc điểm nổi bật là:

  • A. Thường có màu đỏ vàng, khá màu mỡ. 
  • B. Thường có màu nâu, phù hợp với nhiều loài cây trồng công nghiệp dài ngày.
  • C. Thường có màu đen, xốp, dễ thoát nước. 
  • D. Thường có màu đỏ vàng, đất chua, nghèo mùn.

Câu 15: Ở miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ, Ngọc Linh là tên của:

  • A. Một ngọn núi cao
  • C. Một dòng sông
  • B. Một bãi biển đẹp
  • D. Một vườn quốc gia 

Câu 16: Vùng có tình trạng khô hạn dữ dội và kéo dài nhất nước ta là:

  • A. Các thung lũng đá vôi ở miền Bắc
  • B. Cực Nam Trung Bộ
  • C. Các cao nguyên ở phía nam Tây Nguyên
  • D. Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long

Câu 17: Trên lãnh thổ Việt Nam, số lượng các con sông có chiều dài trên 10 km là:

  • A. 3260
  • B. 3620
  • C. 2360
  • D. 2630

Câu 18: Thời gian gió mùa mùa đông thổi vào nước ta là từ:

  • A. Tháng IX đến tháng IV
  • B. Tháng XI đến tháng IV
  • C. Tháng X đến tháng IV
  • D. Tháng XII đến tháng IV

Câu 19: Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho: 

  • A. Địa hình nước ta ít hiểm trở.
  • B. Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ rệt.
  • C. Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.
  • D. Thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.

Câu 20: Trở ngại lớn nhất của địa hình miền núi đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta là:

  • A. Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực gây trở ngại cho giao thông.
  • B. Địa hình dốc, đất dễ bị xói mòn, lũ quét, lũ nguồn dễ xảy ra.
  • C. Động đất dễ phát sinh ở những vùng đứt gãy sâu.
  • D. Thiếu đất canh tác, thiếu nước nhất là ở những vùng núi đá vôi.

Câu 21: Biển Đông có diện tích:

  • A. 3,447 triệu km2.
  • B. 3,457 triệu km2.
  • C. 4,437 triệu km2.
  • D. 3,467 triệu km2.

Câu 22: Vịnh nào sau đây trong vùng biển của nước ta có diện tích lớn nhất?

  • A. Vịnh Cam Ranh.
  • B. Vịnh Rạch Giá.
  • C. Vịnh Thái Lan.
  • D. Vịnh Bắc Bộ.

Câu 23: Vùng ven biển Nam Trung Bộ nước ta thuận lợi nhất cho nghề làm muối vì:

  • A. Nơi có nhiệt độ cao.
  • B. Ít mưa, nắng nhiều, lộng gió.
  • C. Nước biển có độ mặn cao vì chỉ có vài sông nhỏ đổ ra biển.
  • D. Tất cả các ý trên.

Câu 24: Quần đảo Côn Sơn thuộc tỉnh, thành phố nào?

  • A. Bà Rịa – Vũng Tàu.
  • B. Kiên Giang.
  • C. Cà Mau.
  • D. Khánh Hòa.

Câu 25: Việc giữ vững chủ quyền một hòn đảo dù nhỏ nhưng lại có ý nghĩa lớn, vì:

  • A. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ nước ta trên biển.
  • B. Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước.
  • C. Là căn cứ để nền kinh tế nước ta hướng ra biển trong thời đại mới.
  • D.Tất cả đều đúng.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu

Trang chia sẽ kiến thức là một nơi mà mọi người có thể tìm kiếm và chia sẽ kiến thức về mọi lĩnh vực. Từ khoa học đến nghệ thuật, từ kinh tế đến xã hội, trang chia sẽ kiến thức là một nguồn tài nguyên quý giá cho mọi người. Trong xã hội ngày nay, việc học hỏi và chia sẽ kiến thức là rất quan trọng....

Thăm dò ý kiến

Bạn có sẵn sàng mua module có nội dung hay từ trang web hay không

>
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi