Câu 1: Khí hậu nhiệt đới với mùa đông lạnh của Đồng bằng sông Hồng có lợi thế:
- A. trồng được nhiều khoai tây.
- B. tăng thêm vụ lúa đông xuân.
- C. chăn nuôi nhiều gia súc xứ lạnh.
-
D. đưa vụ đông là vụ sản xuất chính.
Câu 2: Vùng nào nước ta có lịch sử khai thác lãnh thổ lâu đời nhất:
- A. Đông Nam Bộ.
- B. Duyên Hải Nam Trung Bộ.
-
C. Đồng bằng sông Hồng.
- D. Đồng bằng sông Cửu Long.
Câu 3: Dựa vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, Đồng bằng sông Hồng có khu kinh tế biển nào?
- A. Vân Phong.
- B. Vân Đồn.
-
C. Đình Vũ – Cát Hải.
- D. Nghi Sơn.
Câu 4: Các loại cây công nghiệp hàng năm thích hợp với vùng đất cát pha ở đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ là:
-
A. lạc, mía, thuốc lá.
- B. đậu tương, đay, cói.
- C. mía, bông, dâu tằm.
- D. lạc, đậu tương, bông.
Câu 5: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, các trung tâm công nghiệp lớn của Trung du và miền núi Bắc Bộ là:
- A. Thái Nguyên, Hạ Long, Uông Bí.
- B. Thái Nguyên, Việt Trì, Bắc Ninh.
-
C. Thái Nguyên, Hạ Long, Cẩm Phả.
- D. Việt Trì, Phúc Yên, Thái Nguyên.
Câu 6: Cho bảng số liệu:
TÌNH HÌNH DÂN SỐ NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990-2014
Năm | Cả nước (nghìn người) | Thành thị (nghìn người) | Nông thôn (nghìn người) | Tỉ lệ gia tăng dân số (%) |
1990 | 66016,7 | 12880,3 | 53136,4 | 1,92 |
2000 | 77630,9 | 18725,4 | 58905,5 | 1,35 |
2005 | 82392,1 | 22332 | 60060,1 | 1,17 |
2010 | 86947,4 | 26515,9 | 60431,5 | 1,07 |
2014 | 90728,9 | 30035,4 | 60693,5 | 1,08 |
Nguồn: Tổng cục thống kê
Biểu đồ nào thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng dân số thành thị, dân số nông thôn ở nước ta giai đoạn 2000-2014?
- A. Tròn
- B. Miền
-
C. Cột chồng
- D. Đường
Câu 7: Các cánh đồng muối ở Duyên hải Nam Trung Bộ có sản lượng lớn nhất nước ta là:
- A. Diêm Điền, Tĩnh Gia.
- B. Văn Lí, Cà Ná.
-
C. Cà Ná, Sa Huỳnh.
- D. Thạch Khê, Phan Rang.
Câu 8: Đông Nam Bộ có thể phát triển mạnh cả cây công nghiệp lâu năm lẫn cây công nghiệp ngắn ngày chủ yếu là nhờ:
- A. Có nhiều cơ sở công nghiệp chế biến nhất nước.
- B. Có khí hậu nhiệt đới ẩm mang tính chất cận Xích đạo.
-
C. Có nhiều diện tích đất đỏ ba dan và đất xám phù sa cổ.
- D. Nguồn lao động dồi dào, có truyền thống kinh nghiệm.
Câu 9: Đẩy mạnh công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm Đồng bằng sông Cửu Long cần thực hiện giải pháp nào sau đây.
-
A. tận dụng nguồn nguyên liệu nông sản dồi dào.
- B. tận dụng thị trường tiêu thụ rộng lớn.
- C. tận dụng nguồn lao động dồi dào ở nông thôn.
- D. tận dụng nguồn tài nguyên khoáng sản.
Câu 10: Các loại cây công nghiệp hàng năm thích hợp với vùng đất cát pha ở đồng bằng ven biển Bắc Trung Bộ là:
- A. lạc, mía, thuốc lá.
- B. đậu tương, đay, cói.
- C. mía, bông, dâu tằm.
-
D. lạc, đậu tương, bông.
Câu 11: Đây là điểm khác nhau trong sản xuất đậu tương ở Trung du và miền núi Bắc Bộ và Đông Nam Bộ:
- A. Trung du và miền núi Bắc Bộ có mức độ tập trung cao, Đông Nam Bộ có mức độ tập trung thấp.
- B. Đông Nam Bộ mới phát triển nên có xu hướng tăng nhanh trong khi Trung du và miền núi có xu hướng chững lại.
- C. Cả hai đều là những vùng chuyên canh đậu tương có mức độ tập trung số 1 của cả nước.
-
D. Ở Trung du và miền núi Bắc Bộ duy trì sản phẩm này trong khi ở Đông Nam Bộ có xu hướng giảm.
Câu 12: Tại sao nói việc phát triển thuỷ điện ở Tây Nguyên đem lại lợi ích tổng hợp?
- A. Thu hút lao động có tay nghề, tăng thêm thu nhập cho người lao động.
-
B. Phát triển công nghiệp, đảm bảo nước tưới, là môi trường nuôi trồng thuỷ sản và du lịch.
- C. Khai thác hiệu quả nguồn bô xít dồi dào, bảo vệ rừng, nguồn nước.
- D. Đẩy mạnh hợp tác với nước ngoài, tăng vị thế của vùng trong nền kinh tế đất nước.
Câu 13: Mùa khô kéo dài ở Đồng bằng sông Cửu Long gây ra hậu quả gì?
-
A. Bốc phèn, nước mặn xâm nhập sâu vào đất liền.
- B. Giảm các nguyên tố vi lượng trong đất.
- C. Thường xuyên cháy rừng.
- D. Sa mạc hoá ở bán đảo Cà Mau.
Câu 14: Khai thác tổng hợp tài nguyên sinh vật biển, đảo có nghĩa là:
- A. khai thác nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
-
B. khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và môi trường.
- C. khai thác kết hợp với công nghiệp chế biến.
- D. tăng cường đánh bắt xa bờ.
Câu 15: Thương hiệu nước mắm ngon, nổi tiếng nhất ở Duyên hải Nam Trung Bộ là:
- A. Sa Huỳnh.
- B. Cà Ná.
-
C. Phan Thiết.
- D. Mũi Né
Câu 16: Đâu không phải là nguyên nhân dẫn đến tình trạng xâm nhập mặn diễn ra mạnh ở Đồng bằng sông Cửu Long hiện nay?
- A. Biến đổi khí hậu.
- B. Mùa khô sâu sắc.
- C. Địa hình thấp.
-
D. Diện tích đất mặn lớn.
Câu 17: Cho bảng số liệu:
DIỆN TÍCH VÀ SẢN LƯỢNG LÚA CỦA NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 2000-2012
Năm | 2000 | 2012 |
Diện tích (nghìn ha) | 7666,3 | 7761,2 |
Sản lượng (nghìn tấn) | 32529,5 | 43737,8 |
Từ bảng số liệu trên, hãy cho biết năng suất lúa nước ta từ năm 2000 đến 2012 lần lượt là (tạ/ha):
- A. 42,1; 50,5.
- B. 42,4; 55,0.
-
C. 42,4; 56;4.
- D. 42,3; 55,4.
Câu 18: Cho bảng số liệu:
TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG SẢN LƯỢNG CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP Ở NƯỚC TA GIAI ĐOẠN 1990 – 2014
Đơn vị: %
Nhận định nào không đúng trong các nhận định sau?
- A. Sản lượng khai thác than có tốc độ tăng trưởng đồng đều qua các năm.
- B. Sản lượng ngành công nghiệp điện giai đoạn 1990 – 2014 có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất.
-
C. Tốc độ tăng trưởng sản lượng ngành công nghiệp dầu khí giai đoạn 1990 – 2014 có xu hướng tăng đều qua các năm.
- D. Sản lượng ngành khai thác quặng sắt của nước ta giai đoạn 1990 – 2014 có xu hướng tăng.
Câu 19: Biện pháp quan trọng hàng đầu để phát triển cây công nghiệp lâu năm ở Tây Nguyên của nước ta là:
- A. phát triển các mô hình kinh tế trang trại.
- B. nâng cao chất lượng đội ngũ lao động.
-
C. xây dựng cơ sở CN chế biến gắn với vùng chuyên canh.
- D. thay đổi giống cây trồng.
Câu 20: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 27, hãy cho biết trong cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ, khu vực nào chiếm tỉ trọng cao nhất?
- A. Dịch vụ.
-
B. Công nghiệp và xây dựng.
- C. Kinh tế biển.
- D. Nông, lâm nghiệp, thủy sản.
Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng về ngoại thương của nước ta ở thời kì sau Đổi mới?
- A. Thị trường buôn bán mở rộng theo hướng đa dạng hoá, đa phương hoá.
- B. Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới.
-
C. Nước ta có cán cân xuất nhập khẩu luôn luôn xuất siêu.
- D. Có quan hệ buôn bán với nhiều nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Câu 22: Chuyển biến cơ bản của ngoại thương về mặt quy mô xuất khẩu là:
-
A. Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng liên tục.
- B. Có nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
- C. Thị trường xuất khẩu ngày càng mở rộng.
- D. Có nhiều bạn hàng lớn: Hoa Kì, Nhật Bản,...
Câu 23: Những vùng nào sau đây là vùng trồng nhiều đậu nhất cả nước:
- A. Trung du miền núi phía Bắc, Đông Nam Bộ.
- B. Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long.
-
C. Đông Nam Bộ, Tây Nguyên.
- D. Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ.
Câu 24: Ở nước ta, điều kiện tự nhiên thuận lợi hàng đầu để Tây Nguyên trở thành vùng chuyên canh cây công nghiệp là:
- A. khí hậu cận xích đạo, khô nóng quanh năm.
-
B. đất badan giàu dinh dưỡng, khí hậu cận xích đạo.
- C. đất feralit phân bố trên các cao nguyên xếp tầng.
- D. đất badan có tầng phong hóa dày, mưa theo mùa.
Câu 25: Nguyên nhân chính giúp diện tích gieo trồng lúa của nước ta trong thời gian qua có xu hướng tăng là:
- A. Áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật.
- B. Khai hoang mở rộng diện tích.
- C. Thực hiện tốt công tác thủy lợi.
-
D. Thâm canh, tăng vụ.
Câu 26: Nhân tố nào sau đây không thể hiện tiềm năng phát triển công nghiệp điện lực của nước ta:
-
A. Giá thành xây dựng các nhà máy thấp.
- B. Nguồn thủy năng dồi dào trên các sông.
- C. Nhu cầu năng lượng điện rất lớn.
- D. Nguồn nhiên liệu (than, dầu) dồi dào.
Câu 27: Cho bảng số liệu:
XUẤT KHẨU VÀ NHẬP KHẨU HÀNG HÓA VÀ DỊCH VỤ CỦA
MỘT SỐ QUỐC GIA NĂM 2015
Đơn vị: Tỷ đô la Mỹ
| Ma-lai-xi-a | Thái Lan | Xin-ga-po | Việt Nam |
Xuất khẩu | 210,1 | 272,9 | 516,7 | 173,3 |
Nhập khẩu | 187,4 | 228,2 | 438,0 | 181,8 |
Để thể hiện quy mô và cơ cấu xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ của Ma-lai-xia, Xingapo và Việt Nam năm 2015, biểu đồ nào sau đây là thích hợp nhất?
- A. Biểu đồ miền.
- B. Biểu đồ cột.
- C. Biểu đồ đường.
-
D. Biểu đồ tròn.
Câu 28: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 21, hãy cho biết các trung tâm công nghiệp nào dưới đây có quy mô từ trên 40 đến 120 nghìn tỉ đồng?
- A. Tp.Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Nha Trang.
- B. Cần Thơ, Cà Mau, Thanh Hóa, Quảng Ngãi.
-
C. Hải Phòng, Biên Hòa, Vũng Tàu, Thủ Dầu Một.
- D. Hà Nội, Thái Nguyên, Hạ Long, Việt Trì.
Câu 29: Ở nước ta, nhà máy thủy điện nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ:
- A. Thác Mơ.
- B. Trị An.
-
C. Yaly.
- D. Cần Đơn.
Câu 30: Ở nước ta, Duyên hải Nam Trung Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để xây dựng các cảng nước sâu, trong đó chủ yếu là do:
- A. có đường bờ biển dài, ít đảo ven bờ.
-
B. bờ biển có nhiều vũng vịnh, thềm lục địa sâu.
- C. Nhiều bãi tôm, bãi cá, vịnh biển đẹp.
- D. kinh tế phát triển nhanh, nhu cầu vận tải lớn.
Câu 31: Phương hướng quan trọng nhất để khai thác nguồn lợi hải sản vừa hiệu quả, vừa góp phần bảo vệ vùng trời - vùng biển - vùng thềm lục địa nước ta là:
- A. trang bị vũ khí quân sự.
- B. đẩy mạnh chế biến tại chỗ.
-
C. đánh bắt xa bờ.
- D. đánh bắt ven bờ.
Câu 32: Vùng nào sau đây là vùng đứng đầu cả nước về diện tích lúa:
-
A. Đồng bằng sông Cửu Long.
- B. Đông Nam Bộ
- C. Đồng bằng sông Hồng.
- D. Trung du miền núi phía Bắc
Câu 33: Nguyên nhân nào làm tăng thêm tính bấp bênh trong san xuất nông nghiệp của nước ta:
-
A. Tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa.
- B. Nhu cầu thị trường luôn biến đổi.
- C. Kinh nghiệm của nhân dân lao động.
- D. Sự phát triển của các ngành kinh tế khác.
Câu 34: Công nghiệp năng lượng được phân thành:
- A. Công nghiệp khai thác than và Công nghiệp khai dầu khí
-
B. Công nghiệp khai thác nguyên nhiên liệu và sản xuất điện
- C. Công nghiệp khai thác than và sản xuất điện
- D. Công nghiệp thủy điện và Công nghiệp nhiệt điện.
Câu 35: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 26, hãy cho biết trung tâm công nghiệp nào dưới đây có quy mô lớn nhất ở Trung du và miền núi Bắc Bộ?
-
A. Hạ Long.
- B. Thái Nguyên.
- C. Cẩm Phả.
- D. Việt Trì.
Câu 36: Vùng bờ biển tập trung nhiều bãi tắm đẹp có giá trị hàng đầu đối với hoạt động du lịch biển ở nước ta là:
- A. Đồng bằng sông Hồng.
- B. Bắc Trung Bộ.
-
C. Duyên hải Nam Trung Bộ.
- D. Đông Nam Bộ.
Câu 37: Lần đầu tiên, cán cân xuất nhập khẩu của nước ta tiến tới sự cân đối vào năm:
- A. 1993.
-
B. 1992.
- C. 1991.
- D. 1990.
Câu 38: Cho biểu đồ về diện tích các loại cây trồng nước ta:
Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?
-
A. Quy mô và cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây của nước ta.
- B. Cơ cấu diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây của nước ta.
- C. Tốc độ tăng trưởng diện tích cây trồng phân theo nhóm cây của nước ta.
- D. Quy mô diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây của nước ta.
Câu 39: Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 30, hãy cho biết nhận định nào sau đây không đúng về GDP và cơ cấu GDP phân theo ngành của ba vùng kinh tế trọng điểm?
- A. Ngành công nghiệp và xây dựng ở vùng KTTĐ phía Nam có tỉ lệ cao nhất trong ba vùng.
- B. Ngành nông, lâm, thủy sản ở vùng KTTĐ miền Trung có tỉ lệ cao nhất trong ba vùng.
- C. Ngành dịch vụ ở vùng KTTĐ phía Bắc có tỉ lệ cao nhất trong ba vùng.
-
D. Quy mô GDP lớn nhất là vùng KTTĐ phía Bắc, nhỏ nhất là vùng KTTĐ miền Trung.
Câu 40: Hạn chế lớn nhất của các mặt hàng chế biến phục vụ xuất khẩu ở nước ta là?
- A. Chất lượng sản phẩm chưa cao.
- B. Giá trị thuế xuất khẩu cao.
-
C. Tỉ trọng mặt hàng gia công lớn.
- D. Làm tăng nguy cơ ô nhiễm môi trường.