Trắc nghiệm GDCD 12: Đề ôn tập học kì 2 (Phần 6)

Thứ ba - 16/01/2024 02:14
Mục lục
Đề ôn thi cuối học kì 2 môn GDCD 12 phần 6. Học sinh ôn thi bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, học sinh bấm vào để xem đáp án. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Quyền bầu cử và quyền ứng cử là quyền dân chủ cơ bản của công dân trong lĩnh vực nào và bằng hình thức thực hiện gì?

  • A. Chính trị - gián tiếp
  • B. Kinh tế - trực tiếp
  • C. Xã hội - gián tiếp
  • D. Hành chính - trực tiếp

Câu 2: Pháp luật căn cứ vào đâu để quy định các mức thuế khác nhau đối với các doanh nghiệp?

  • A. Ngành, nghề, lĩnh vực và địa bàn kinh doanh
  • B. Uy tín của người đứng đầu doanh nghiệp
  • C. Thời gian kinh doanh của các doanh nghiệp
  • D. Khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp

Câu 3: Bầu cử Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp là biểu hiện của hình thức dân chủ nào?

  • A. Dân chủ xã hội chủ nghĩa
  • B. Dân chủ gián tiếp
  • C. Dân chủ tập trung
  • D. Dân chủ trực tiếp

Câu 4: Nghĩa vụ quan trọng nhất của công dân khi thực hiện các hoạt động kinh doanh là:

  • A. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
  • B. Kinh doanh đúng ngành, nghề ghi trong giấy phép kinh doanh
  • C. Nộp thuế đầy đủ theo quy định của pháp luật
  • D. Bảo vệ môi trường

Câu 5: Hình thức dân chủ với những quy chế, thiết chế để nhân dân thảo luận, biểu quyết, tham gia trực tiếp quyết định các công việc chung của cộng đồng, của Nhà nước là:

  • A. Dân chủ trực tiếp
  • B. Dân chủ xã hội chủ nghĩa
  • C. Dân chủ tập trung
  • D. Dân chủ gián tiếp

Câu 6: Thế giới chọn ngày phòng chống HIV/AIDS là:

  • A. Ngày 1 tháng 10 hằng năm
  • B. Ngày 1 tháng 12 hằng năm
  • C. Ngày 1 tháng 9 hằng năm
  • D. Ngày 1 tháng 11 hằng năm

Câu 7: Chọn phương án thích hợp để điền vào chỗ trống:

Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội được quy định trong Hiến pháp, đây chính là các quyền gắn liền với việc thực hiện ...

  • A. Hình thức dân chủ gián tiếp ở nước ta
  • B. Quy chế hoạt động của chính quyền cơ sở
  • C. Trật tự, an toàn xã hội
  • D. Hình thức dân chủ trực tiếp ở nước ta

Câu 8: Chọn phương án thích hợp để điền vào chỗ trống:

Quyền khiếu nại, tố cáo là quyền dân chủ cơ bản của công dân được quy định trong ... , là công cụ để nhân dân thực hiện ... trong những trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức bị hành vi trái pháp luật xâm hại

  • A. Pháp lệnh/dân chủ tập trung
  • B. Luật/dân chủ xã hội chủ nghĩa
  • C. Hiến pháp/dân chủ gián tiếp
  • D. Hiến pháp/dân chủ trực tiếp

Câu 9: Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân là

  • A. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.
  • B. dân chủ, công bằng, tiến bộ, văn mình.
  • C. khẩn trương, công khai, minh bạch.
  • D. phổ biến, rộng rãi, chính xác.

Câu 10: Chọn phương án thích hợp để điền vào chỗ trống:

Quyền tự do ngôn luận là một trong các quyền tự do cơ bản không thể thiếu của công dân trong một xã hội dân chủ, là ... của một xã hội mà trong đó nhân dân có tự do, dân chủ, có quyền lực thực sự.

  • A. Năng lực
  • B. Chuẩn mực
  • C. Tiêu chuẩn
  • D. Trách nhiệm

Câu 11: Theo nguyên tắc bầu cử nào thì mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm?

  • A. Nguyên tắc bỏ phiếu kín
  • B. Nguyên tắc trực tiếp
  • C. Nguyên tắc phổ thông
  • D. Nguyên tắc bình đẳng

Câu 12: Quyền bầu cử và ứng cử được thể hiện một cách khái quát tại Điều thứ mấy của Hiến pháp năm 1992?

  • A. Điều 10
  • B. Điều 8
  • C. Điều 7
  • D. Điều 6

Câu 13: Chọn phương án thích hợp để điền vào chỗ trống:

Khám chỗ ở đúng pháp luật là thực hiện khám trong những trường hợp do pháp luật quy định: chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của ... mới có quyền ra lệnh khám; người tiến hành khám phải thực hiện theo đúng trình tự thủ tục mà pháp luật quy định.

  • A. Bộ luật Tố tụng Hình sự
  • B. Bộ luật Hình sự
  • C. Bộ luật Tố tụng Dân sự
  • D. Bộ luật Dân sự

Câu 14: Trên cơ sở chính sách và pháp luật của Nhà nước, nhân dân trực tiếp quyết định những công việc thiết thực, cụ thể gắn liền với quyền và nghĩa vụ nơi họ sinh sống là việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước ở phạm vi nào?

  • A. Địa phương
  • B. Cả nước và địa phương
  • C. Cả nước
  • D. Cơ sở

Câu 15: Quyền học tập của công dân được quy định ở đâu?

  • A. Trong Hiến pháp và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước
  • B. Trong các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước
  • C. Trong Hiến pháp, Luật Giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước
  • D. Trong Luật Giáo dục và các văn bản quy phạm pháp luật khác của Nhà nước

Câu 16: Công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng, lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt là:

  • A. Quân đội nhân dân
  • B. Quốc phòng
  • C. An ninh
  • D. Bảo vệ an ninh quốc gia

Câu 17: Chọn phương án thích hợp để điền vào chỗ trống:

Người nào tự tiện bóc, mở thư, tiêu huỷ thư, điện tín của người khác thì tuỳ theo mức độ vi phạm có thể bị xử phạt ... hoặc bị truy cứu ...

  • A. Vi phạm hình sự/trách nhiệm hành chính
  • B. Vi phạm hành chính/trách nhiệm dân sự
  • C. Vi phạm hành chính/trách nhiệm hình sự
  • D. Vi phạm dân sự/trách nhiệm kỉ luật

Câu 18: Thảo luận và biểu quyết các các vấn đề trọng đại khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân là việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội ở phạm vi nào?

  • A. Địa phương
  • B. Cả nước
  • C. Cơ sở
  • D. Cơ sở và địa phương

Câu 19: Một trong những trường hợp không được thực hiện quyền bầu cử là:

  • A. Người đang phải chấp hành bản án, quyết định hình sự của Toà án (kể cả không phải là phạt tù)
  • B. Người đang bị khởi tố về hình sự
  • C. Người đã chấp hành xong bản án, quyết định hình sự của Toà án nhưng chưa được xoá án
  • D. Người đang bị tạm giam

Câu 20: Người nào bịa đặt những điều nhằm xúc phạm đến danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì bị:

  • A. phạt cảnh cáo.
  • B. cải tạo không giam giữ đến hai năm.
  • C. phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
  • D. tùy theo hậu quả mà áp dụng một trong các trường hợp trên.

Câu 21: Bà Hiệp dựng xe đạp ở hè phố nhựng quên mang túi xách vào nhà. Quay trở ra không thấy túi xách đâu, bà Hiệp hoảng hốt vì trong túi có hơn 1 triệu đồng và một chiếc điện thoại di động. Bà Hiệp nghi cho Toán (13 tuổi) lấy trộm vì Toán đang chơi ở gần đó. Bà Hiệp đòi vào khám nhà Toán. Mặc dù Toán không đồng ý nhưng bà Hiệp vẫn xông vào và lục soát. Hành vi của bà Hiệp đã vi phạm quyền nào sau đây?

  • A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
  • B. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật riêng tư
  • C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng sức khỏe
  • D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.

Câu 22: Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở điện thoại của H ra đọc tin nhắn. Hành vi này của T đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây?

  • A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
  • B. Quyền tự do dân chủ của công dân.
  • C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
  • D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.

Câu 23: Quyền của công dân được báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, đến quyền và lợi ích của công dân, cơ quan, tổ chức là:

  • A. Quyền khiếu nại, tố cáo
  • B. Quyền bãi nại
  • C. Quyền khiếu nại
  • D. Quyền tố cáo

Câu 24: Quyền đưa ra phát minh, sáng chế, sáng kiến cải tiến kỹ thuật là thuộc quyền nào dưới đây của công dân ?

  • A. Quyền sáng tạo.
  • B. Quyền được phát triển.
  • C. Quyền học tập.
  • D. Quyền lao động.

Câu 25: Sau khi tốt nghiệp Trung học phố thông, K xin mở cửa hàng bán thuốc tân dược, nhưng bị cơ quan đăng kí kinh doanh từ chối. Nguyên nhân là do K chưa:

  • A. Đủ tuổi để kinh doanh
  • B. Quen kinh doanh thuốc tân dược
  • C. Có chứng chỉ hành nghề kinh doanh thuốc tân dược
  • D. Nộp thuế

Câu 26: Một trong những hoạt động bảo vệ môi trường chủ yếu gồm:

  • A. Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước
  • B. Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
  • C. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, lịch sử
  • D. Bảo vệ môi trường phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Câu 27: Thuế tính trên khoản tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng được gọi là:

  • A. Thuế giá trị gia tăng
  • B. Thuế thu nhập cá nhân
  • C. Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • D. Thuế tiêu thụ đặc biệt

Câu 28: Thuế tính trên khoản thu của những tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (gọi chung là cơ sở kinh doanh) từ toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ được gọi là:

  • A. Thuế giá trị gia tăng
  • B. Thuế thu nhập doanh nghiệp
  • C. Thuế tiêu thụ đặc biệt
  • D. Thuế thu nhập cá nhân

Câu 29: Ở phạm vi cơ sở, những chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước ... là những việc:

  • A. Nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra
  • B. Phải được thông báo để dân biết và thực hiện
  • C. Dân bàn và quyết định trực tiếp
  • D. Dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định

Câu 30: Trong quá trình bầu cử, mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?

  • A. Nguyên tắc bỏ phiếu kín
  • B. Nguyên tắc trực tiếp
  • C. Nguyên tắc phổ thông
  • D. Nguyên tắc bình đẳng

Câu 31: Một trong những nguyên tắc hoạt động quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia là:

  • A. Huy động sức mạnh tổng hợp của hệ thống chính trị và toàn dân tộc
  • B. Tăng cường quốc phòng để xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc
  • C. Phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, an ninh, quốc phòng, đối ngoại vững mạnh, giữ vững ổn định chính trị trong nước
  • D. Bảo vệ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia

Câu 32: Theo quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với quyết định giải quyết lần hai thì trong thời hạn do luật định có quyền:

  • A. Tiếp tục khiếu nại lần 3 lên Cơ quan điều tra
  • B. Tiếp tục khiếu nại lần 3 lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
  • C. Khởi kiện ra Toà Hành chính thuộc Toà án nhân dân
  • D. Không khiếu nại nữa

Câu 33: Cơ quan có thẩm quyền có quyền ra lệnh bắt người trong trường hợp nào dưới đây ?

  • A. Bắt bị can, bị cáo để tạm giam trong trường hợp cần thiết.
  • B. Bắt người bị nghi ngờ phạm tội.
  • C. Bắt người đang có kế hoạch thực hiện tội phạm.
  • D. Bắt người đang trong thời gian thi hành án.

Câu 34: Chọn phương án thích hợp để điền vào chỗ trống:

Các ứng cử viên được ... giới thiệu về cơ sở nơi công tác hay cư trú để lấy ý kiến của Hội nghị cử tri trước khi lập danh sách ứng cử viên chính thức.

  • A. Đảng Cộng sản Việt Nam
  • B. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
  • C. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
  • D. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Câu 35: Quyền của mỗi người được tự do nghiên cứu khoa học, tự do tìm tòi, suy nghĩ để đưa ra các phát minh, sáng chế, sáng kiến, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất; quyền về sáng tác văn học, nghệ thuật, khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm, công trình khoa học về các lĩnh vực đời sống xã hội là:

  • A. Quyền sáng tạo của công dân
  • B. Quyền sở hữu công nghiệp
  • C. Quyền được phát triển của công dân
  • D. Quyền hoạt động khoa học

Câu 36: Một trong các nội dung quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội là quyền của công dân tham gia

  • A. thảo luận vào các công việc chung của đất nước.
  • B. xây dựng văn bản pháp luật về chính trị, kinh tế.
  • C. phê phán cơ quan nhà nước trên Facebook.
  • D. giữ gìn an ninh, trật tự xã hội.

Câu 37: Quyền bâu cử và quyền ứng cử là cơ sở pháp lí - chính trị quan trọng để:

  • A. Thực hiện cơ chế "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra".
  • B. Nhân dân thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp
  • C. đại biểu của nhân dân chịu sự giám sát của cử tri 
  • D. Hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước

Câu 38: Quyền học tập của công dân được quy định trong:

  • A. Nội quy nhà trường, lớp học.
  • B. Hiến pháp, Luật Giáo dục và trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.
  • C. Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
  • D. Thông tư, kế hoạch, chủ trương của các sở Giáo dục - Đào tạo.

Câu 39: Quyền tự do ngôn luận là một trong các quyền tự do cơ bản, bảo đảm cho công dân có điều kiện cần thiết để chủ động và tích cực tham gia vào công việc chung của:

  • A. Nhà nước và công dân
  • B. Cơ quan, công chức nhà nước
  • C. Nhà nước và xã hội
  • D. Nhà nước, tổ chức và công dân

Câu 40: Mục đích của khiếu nại là:

  • A. Báo cáo cho cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào
  • B. Nhằm khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm
  • C. Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của mình
  • D. Nhằm phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, tổ chức và công dân

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Giới thiệu

Trang chia sẽ kiến thức là một nơi mà mọi người có thể tìm kiếm và chia sẽ kiến thức về mọi lĩnh vực. Từ khoa học đến nghệ thuật, từ kinh tế đến xã hội, trang chia sẽ kiến thức là một nguồn tài nguyên quý giá cho mọi người. Trong xã hội ngày nay, việc học hỏi và chia sẽ kiến thức là rất quan trọng....

Thăm dò ý kiến

Bạn có sẵn sàng mua module có nội dung hay từ trang web hay không

>
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi