Câu 24: Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi
- A. Dưới 18 tuổi
- B. Đang nuôi con nhỏ
-
C. Có quyết định đặc xá
- D. Đang phải chịu một hình phạt tù khác
Câu 25: Đêm, Bình vào nhà ông Xuân ăn trộm. Ông Xuân bắt được, trói và giữ lại tại nhà để tra hỏi. Đến sáng hôm sau, ông Xuân mới dẫn Bình đến công an xã. Hỏi ông Xuân vi phạm vào quyền gì dưới đây của công dân?
-
A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
- B. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự
- C. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
- D. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân
Câu 26: Nói xấu nhau trên facebook là hành vi vi phạm quyền:
- A. Được bảo đảm an toàn, bí mật về thư tín, điện thoại, điện tín
- B. Được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
- C. Bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
-
D. Được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự
Câu 27: Trong mọi trường hợp, người tố cáo gửi đơn tố cáo đến cơ quan nào?
- A. Cơ quan thanh tra của chính phủ
- B. Tất cả các cơ quan nhà nước
-
C. Cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền
- D. Cơ quan công an các cấp
Câu 28: Hành vi nào sau đây vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự?
-
A. Đặt điều nói xấu người khác
- B. Đánh người gây thương tích
- C. Tự ý bóc thư của người khác
- D. Đi xe máy gây tai nạn cho người khác
Câu 29: Trường hợp nào sau đây thể hiện đúng quyền tố cáo của công dân?
- A. Lao động nữ tố cáo chủ doanh nghiệp trả lương thấp hơn đồng nghiệp nam
- B. Lao động nam tố cáo chủ doanh nghiệp vô cớ cho nghỉ việc
-
C. Lao động nữ tố cáo chủ doanh nghiệp vô cớ đánh đập mình
- D. Lao động nam tố cáo chủ doanh nghiệp ưu tiên lao động nữ hơn nam
Câu 30: Anh Q đi xe máy vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông xử phạt tiền 300.000 đồng. Cho rằng mức phạt như vậy là quá cao, anh Q có thể làm gì trong các việc làm dưới đây cho đúng pháp luật?
-
A. Khiếu nại đến Cảnh sát giao thông đã xử phạt mình
- B. Tố cáo với thủ trưởng đơn vị của người cảnh sát đã xử phạt
- C. Đăng bài lên facebook nói xấu người cảnh sát này
- D. Khiếu nại đến giám đốc Công an tỉnh
Câu 31: Bắt người một cách tùy tiện là vi phạm
- A. quyền tự do ngôn luận
-
B. quyền bất khả xâm phạm về thân thể
- C. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở
- D. quyền bảo đảm bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
Câu 32: Chọn đáp án SAI
Bất kì ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất những người thuộc đối tượng
- A. Đang bị truy nã
- B. Sau khi thực hiện hành vi phạm tội thì bị phát hiện và đuổi bắt
-
C. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội
- D. Đang thực hiện hành vi phạm tội
Câu 33: Việc cử tri không tự viết được phiếu bầu phải nhờ người khác viết hộ, người viết hộ phải đảm bảo bí mật viết phiếu bầu. Sau đó cử tri phải tự mình bỏ phiếu. Điều này thể hiện nguyên tắc
- A. phổ thông
- B. bình đẳng
-
C. trực tiếp
- D. bỏ phiếu kín
Câu 34: Bắt người trong trường hợp khẩn cấp khi
-
A. có căn cứ xác đáng cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đăc biệt nghiêm trọng
- B. nghi ngờ đối tượng chuẩn bị có hành vi phạm tội
- C. có căn cứ chứng tỏ đối tượng sẽ gây khó dễ cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội
- D. nghi ngờ là người có hành vi phạm tội
Câu 35: Quy định mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên (trừ một số trường hợp đặc biệt) đều được tham gia bầu cử, thể hiện nguyên tắc
-
A. phổ thông
- B. trực tiếp
- C. bình đẳng
- D. bỏ phiếu kín
Câu 36: Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong trường hợp nào dưới đây?
-
A. cần bắt người đang bị truy nã hoặc người phạm tội đang lẩn trốn ở đó
- B. cần bắt người đang có ý định thực hiện hành vi phạm tội
- C. cần bắt người đang bị tình nghi thực hiện hành vi phạm tội
- D. cần khám vì nghĩ vợ mình đang trốn ở đó
Câu 37: Một học sinh trong lớp chửi bậy, cô giáo đã phạt bằng cách yêu cầu một bạn khác tát vào mặt bạn học sinh đó. Hỏi cô giáo đã xâm phạm vào quyền nào dưới đây của công dân?
- A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể
- B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
- C. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần
-
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về nhân phẩm, danh dự
Câu 38: Phát biểu nào sau đây là không đúng về quyền học tập của công dân?
- A. Công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào theo sở thích của mình.
- B. Công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào theo khả năng của mình.
- C. Công dân có quyền học bất cứ ngành, nghề nào phù hợp với điều kiện của mình.
-
D. Công dân phải học tập từ bậc Tiểu học đến hết Đại học.
Câu 39: Quyền học tập của công dân được quy định trong:
- A. Nội quy nhà trường, lớp học.
-
B. Hiến pháp, Luật Giáo dục và trong các văn bản quy phạm pháp luật khác.
- C. Chỉ thị, Nghị quyết của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- D. Thông tư, kế hoạch, chủ trương của các sở Giáo dục - Đào tạo.
Câu 40: Pháp luật quy định: Công dân có thể học bất cứ ngành, nghề nào:
- A. Phù hợp với ý muốn, nguyện vọng của bố mẹ.
- B. Phù hợp với nhu cầu, điều kiện của xã hội
- C. Khi được sự đồng ý của họ hàng, người thân
-
D. Phù hợp với năng khiếu, khả năng của bản thân