Trắc nghiệm hoá 12 chương 5: Đại cương về kim loại (P5)

Thứ ba - 16/01/2024 01:11
Mục lục
Bài có đáp án. Bộ bài tập trắc nghiệm hóa học 12 chương 5: Đại cương về kim loại (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Hoà tan hoàn toàn m gam bột Al vào dung dịch $HNO_{3}$ dư thu được 6,72 lít (đktc), hỗn hợp 2 khí A, B không màu, không hoá nâu trong không khí (biết $M_{A} > M_{B}$), có tỉ lệ thể tích tương ứng là 2:1. Giá trị của m là:

  • A. 8,1
  • B. 24,3
  • C. 23,4
  • D. 14,4 

Câu 2: Cho a mol kim loại Mg phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa b mol $HNO_{3}$ thu được dung dịch chứa hai muối và không thấy khí thoát ra. Vậy a, b có mối quan hệ với nhau là:

  • A. 5a = 2b
  • B. 2a = 5b
  • C. 8a = 3b
  • D. 4a = 3b

Câu 3: X là dung dịch chứa 0,1 mol $AlCl_{3}$, Y là dung dịch chứa 0,32 mol NaOH. Thực hiện 2 thí nghiệm sau:

- Thí nghiệm 1: Cho từ từ Y vào X, sau khi cho hết Y vào X được a gam kết tủa.

- Thí nghiệm 2: Cho từ từ X vào Y, sau khi cho hết X vào Y được b gam kết tủa.

Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. a = b = 3,12              
  • B. a = b = 6,24
  • C. a = 3,12, b = 6,24              
  • D. a = 6,24, b = 3,12

Câu 4: Điện phân (điện phân cực Pt) 200ml dung dịch $Cu(NO_{3})_{2}$ đến khi bắt đầu có khí thoát ra ở catot thì ngừng lại. Để yên cho đến khi khối lượng của catot không đổi thấy khối lượng catot tăng 3,2 gam so với lúc trước điện phân. Nồng độ mol/lít $Cu(NO_{3})_{2}$ trước điện phân là:

  • A. 0,1 M
  • B. 0,25 M
  • C. 0,5 M
  • D. 1,0 M

Câu 5:  Ngâm một lá Zn tinh khiết trong dung dịch HCl, sau đó thêm vài giọt dung dịch $CuSO_{4}$ vào. Trong quá trình thí nghiệm trên

  • A. chỉ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học.
  • B. lúc đầu xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học sau đó xảy ra thêm hiện tượng ăn mòn hóa học.
  • C. lúc đầu xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học sau đó xảy ra thêm hiện tượng ăn mòn điện hóa học.
  • D. Chỉ xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học.

Câu 6: Hoà tan 45,9 gam kim loại M bằng dung dịch $HNO_{3}$ loãng thu được hỗn hợp khí gồm 0,3 mol $N_{2}O$ và 0,9 mol NO. Kim loại M là:

  • A. Mg
  • B. Fe
  • C. Al
  • D. Nz

Câu 7: Cho a mol $AlCl_{3}$ vào 1 lít dung dịch NaOH có nồng độ b M được 0,05 mol kết tủa, thêm tiếp 1 lít dung dịch NaOH trên thì được 0,06 mol kết tủa. Giá trị của a và b lần lượt là

  • A. 0,15 và 0,06              
  • B. 0,09 và 0,18
  • C. 0,09 và 0,15              
  • D. 0,06 và 0,15

Câu 8: X là dung dịch AlCl3, Y là dung dịch NaOH 2M. Cho 150 ml dung dịch Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X, khuấy đều tới phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 7,8 gam kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100 ml dung dịch Y, khuấy đều đến khi kết tủa phản ứng thấy trong cốc có 10,92 gam kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch X là

  • A. 3,2M              
  • B. 2,0M
  • C. 1,6M              
  • D. 1,0M

Câu 9: Cho hỗn hợp A gồm a mol Al và 0,2 mol $Al_{2}O_{3}$ thu được dung dịch NaOH dư thu được dung dịch B. Dẫn khí $CO_{2}$ dư vào dung dịch B thì thu được kết tủa D. Lọc kết tủa D rồi đem nung đến khối lượng không đổi thu được 40,8 g chất rắn E. Giá trị của a là:

  • A. 0,4 mol
  • B. 0,2 mol
  • C. 0,1 mol
  • D. 0,8 mol

Câu 10:Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?

  • A. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.
  • B. Kim loại sắt trong dung dịch $HNO_{3}$ loãng.
  • C. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl.
  • D. Thép cacbon để trong không khí ẩm.

Câu 11: Cho 2,16g bột nhôm tan hết trong dung dịch $HNO_{3}$ loãng, dư thì thu được 0,448 lít $N_{2}$ (đktc) và một dung dịch B. Khối lượng muối nitrat tạo ra trong dung dịch B là:

  • A. 17,44 g
  • B. 14,78 g
  • C. 11,36 g
  • D. 17,04 g

Câu 12: Điện phân với điện cực trơ dung dịch chứa 0,2 mol $AgNO_{3}$ với cường độ dòng điện 2,68A trong thời gian t giờ thu được dung dịch X (hiệu suất quá trình điện phân là 100%). Cho 16,8 gam bột Fe vào X thấy thoát ra khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và sau các phản ứng hoàn toàn thu được 22,7 gam chất rắn. Giá trị của t là:

  • A. 2,00
  • B. 0,25
  • C. 0,50
  • D. 1,00

Câu 13: Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn

  • A. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá
  • B. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá
  • C. sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hóa
  • D. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa

Câu 14: Điện phân 200 ml dung dịch $CuCL_{2}$ sau một thời gian người ta thu được 1,12 lít khí (đktc) ở anot. Ngâm đinh sắt sạch trong dung dịch còn lại sau khi điện phân, phản ứng xong thấy khối lượng đinh sắt tăng 1,2 gam. Nồng độ mol/lít ban đầu của dung dịch $CuCl_{2}$ là:

  • A. 1,2 M
  • B. 1,5 M
  • C. 1 M
  • D. 0,75 M

Câu 15: Chia m gam hỗn hợp $Na_{2}O$ và $Al_{2}O_{3}$ thành 2 phần bằng nhau:

- Phần 1: Hoà tan trong nước dư thu được 1,02 gam chất rắn không tan.

- Phần 2: Hoà tan vừa hết trong 140 ml dung dịch HCl 1M. Giá trị của m là

  • A. 2,26              
  • B. 2,66
  • C. 5,32              
  • D. 7,0

Câu 16: Tiến hành các thí nghiệm sau:

- TN 1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng.

- TN 2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

- TN 3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

- TN 4: Để thanh thép (hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm.

- TN 5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hoá học là:

  • A. 3             
  • B. 4
  • C. 1              
  • D. 2

Câu 17: Dẫn hai luồng khí clo đi qua hai dung dịch KOH: dung dịch (I) loãng và nguội, dung dịch (II) đặc, đun nóng tới 80 độ C. Nếu lượng muối KCl sinh ra trong hai dung dịch bằng nhau thì tỉ lệ thể tích khí clo đi qua hai dung dịch (I) và (II) là:

  • A. 5/6
  • B. 6/3
  • C. 10/3
  • D. 5/3

Câu 18:Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch $Cu(NO_{3})_{2}$

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch $FeCl_{3}$

(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.

(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí $O_{2}$

(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời $CuSO_{4}$ và $H_{2}SO_{4}$ loãng.

Trong các thí nghiệm trên thì thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là

  • A. (2), (3), (4), (6)             
  • B. (1), (3), (4), (5)
  • C. (2), (4), (6)              
  • D. (1), (3), (5)

Câu 19: Hoà tan 20 gam hỗn hợp Fe và Cu vào dung dịch HCl dư. Sau phản ứng, cô cạn dung dịch được 27,1 g chất rắn. Thể tích chất khí thoát ra ở đktc là:

A. 8,96 lít

B. 4,48 lít

C. 2,24 lít

D. 1,12 lít

Câu 20: Hoà tan hết hỗn hợp gồm một kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ trong nước được dung dịch A và có 1,12 lít $H_{2}$ bay ra (ở đktc). Cho dung dịch chứa 0,03 mol $AlCl_{3}$ vào dung dịch A. Khối lượng kết tủa thu được là

  • A. 0,78 gam              
  • B. 0,81 gam
  • C. 1,56 gam             
  • D. 2,34 gam

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu

Trang chia sẽ kiến thức là một nơi mà mọi người có thể tìm kiếm và chia sẽ kiến thức về mọi lĩnh vực. Từ khoa học đến nghệ thuật, từ kinh tế đến xã hội, trang chia sẽ kiến thức là một nguồn tài nguyên quý giá cho mọi người. Trong xã hội ngày nay, việc học hỏi và chia sẽ kiến thức là rất quan trọng....

Thăm dò ý kiến

Bạn có sẵn sàng mua module có nội dung hay từ trang web hay không

>
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi