Câu 1: Điện phân nóng chảy $Al_{2}O_{3}$ với các điện cực bằng than chì, thu được m kilogam Al ở catot và 89,6 $m^{3}$ (đktc) hỗn hợp khí X ở anot. Tỉ khối của X so với $H_{2}$ bằng 16,7. Cho 1,12 lít X (đktc) phản ứng với dung dịch $Ca(OH)_{2}$ dư, thu được 1,5g kết tủa. Biết các phản ừng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
Câu 2: Phát biểu đúng là:
Câu 3: Nung m gam hỗn hợp A gồm Al, $Fe_{2}O_{3}$ trong điều kiện không có oxi thu được hỗn hợp B (H=100%). Chia B thành hai phần bằng nhau. Hoà tan phần I trong $H_{2}SO_{4}$ loãng, dư, thu được 1,12 lít khí (đktc). Hoà tan phần II trong dung dịch NaOH thì khối lượng chất không tan là 4,4g. Giá trị m là:
Câu 4: Cho các dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: NaCl, $Na_{2}CO_{3}$, $Na_{2}SO_{3}$, $Na_{2}S$, HCl. Chỉ dùng một chất nào sau đây có thể nhận biết được cả 5 chất trên?
Câu 5: Cho dd $Ba(HCO_{3})_{3}$ lần lượt vào các dd: $CaCl_{2}$, $Ca(NO_{3})_{2}$, NaOH , $Na_{2}CO_{3}$ , $KHSO_{4}$ , $Na_{2}SO_{4}$, $Ca(OH)_{2}$ , $H_{2}SO_{4}$ , HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là:
Câu 6: Phát biểu nào sau đây là sai ?
Câu 7: Thuốc thử dùng để nhận biết Na, Ca, Na2O là:
Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
Câu 9: Hoà tan hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm Na và K vào dung dịch HCl dư thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được (m+31,95) gam hỗn hợp chất rắn khan. Hoà tan hoàn toàn 2m gam hỗn hợp X vào nước thu được dung dịch Z. Cho từ từ hết dung dịch Z vào 0,5 lít dung dịch $CrCL_{3}$ 1M đến khi phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa có khối lượng là:
Câu 10: Nung m gam hỗn hợp bột gồm Al và $Fe_{2}O_{3}$ để nhiệt nhôm hoàn toàn tạo thành kim loại thì thu được chất rắn M. Cho chất rắn M tác dụng với dung dịch NaOH dư thì có 1,68 lít khí thoát ra. Nếu hoà tan M trong dung dịch HCl dư thu được 6,16 lít khí (đktc). Giá trị của m là:
Câu 11: Tiến hành phản ứng nhiệt nhôm 9,66g hỗn hợp bột gồm Al và $Fe_{x}O_{y}$ trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp X. Nghiền nhỏ X, trộn đều rồi chia thành 2 phần bằng nhau. Phần I hoà tan hết trong dung dịch $HNO_{3}$ đun nóng thu được 1,232 lít NO (duy nhất) ở đktc. Phần II tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH đun nóng thấy giải phóng 0,336 lít $H_{2}$ (đktc). Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Công thức của $Fe_{x}O_{y}$ là:
Câu 12: Hòa tan hoàn toàn a gam bột Al vào dung dịch $HNO_{3}$ dư thu được 8,96 lít (đktc) gồm hỗn hợp hai khí NO và $N_{2}O$ có tỉ lệ số mol là 1 : 3. Giá trị của a là:
Câu 13: Hòa tan hỗn hợp gồm: $K_{2}O$, BaO, $Al_{2}O_{3}$, $Fe_{3}O_{4}$ vào nước (dư) thu được dung dịch X và chất rắn Y. Sục khí $CO_{2}$ đến dư vào dung dịch X, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa là:
Câu 14: Nước cứng không gây ra tác hại nào dưới đây ?
Câu 15: Hỗn hợp X gồm hai kim loại kiềm và một kim loại kiềm thổ. Hòa tan hoàn toàn 1,788 gam X vào nước, thu được dung dịch Y và 537,6 ml khí $H_{2}$ (đktc). Dung dịch Z gồm $H_{2}SO_{4}$ và HCl, trong đó số mol của HCl gấp hai lần số mol của $H_{2}SO_{4}$. Trung hòa dung dịch Y bằng dung dịch Z tạo ra m gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là
Câu 16: Tiến hành các thí nghiệm sau:
(1) cho dd NaOH vào dd $Ca(HCO_{3})_{2}$
(2) Cho dd HCl tới dư vò dd $NaAlO_{2}$ (hoặc $Na[Al(OH)_{4}$])
(3) Sục khí $H_{2}S$ vào dd $FeCl_{2}$
(4) Sục khí $NH_{3}$ tới dư vào dd $AlCl_{3}$
(5) Sục khí $CO_{2}$ tới dư vào dd $NaAlO_{2}$ (hoặc $Na[Al(OH)_{4}$])
(6) Sục khí etilen vào dd $KMnO_{4}$
Sau khi các phản ứng kết thúc, có bao nhiêu thí nghiệm thu được kết tủa ?
Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng ?
Câu 18: Hỗn hợp X gồm Na, Ba, $Na_{2}O$ và BaO. Hoà tan hoàn toàn 21,9 gam X vào nước, thu được 1,12 lít khí $H_{2}$ (đktc) và dung dịch Y, trong đó có 20,52 gam $Ba(OH)_{2}$. Hấp thụ hoàn toàn 6,72 lít khí $CO_{2}$ (đktc) vào Y, thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:
Câu 19: Hấp thụ hoàn toàn 0,672 lit khí $CO_{2}$ (đktc) vào 1 lít dd gồm NaOH 0,025M và $Ca(OH)_{2}$ 0,0125M, thu được x gam kết tủa. Giá trị của x là :
Câu 20: Một dung dịch có chứa $Mg(HCO_{3})_{2}$ và $CaCl_{2}$ là loại nước cứng gì:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Trang chia sẽ kiến thức là một nơi mà mọi người có thể tìm kiếm và chia sẽ kiến thức về mọi lĩnh vực. Từ khoa học đến nghệ thuật, từ kinh tế đến xã hội, trang chia sẽ kiến thức là một nguồn tài nguyên quý giá cho mọi người. Trong xã hội ngày nay, việc học hỏi và chia sẽ kiến thức là rất quan trọng....