Trắc nghiệm Hoá học 12 học kì I (P5)

Thứ ba - 16/01/2024 01:12
Mục lục
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoá học 12 học kì I (P5). Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Có các phản ứng như sau :

1.$Fe + 2H+ → Fe^{2+} + H_{2}$

2. $Fe + Cl_{2} → FeCl_{2}$

3. $AgNO_{3} + Fe(NO_{3})_{2} → Fe(NO_{3})_{3} + Ag$

4. $Ca + FeCl_{2}$ dung dịch → $CaCl_{2} + Fe$

5. $Zn + 2FeCl_{3} → ZnCl_{2} + 2FeCl_{2}$

6. $3Fe dư + 8HNO_{3}$ loãng →$3Fe(NO_{3})_{2} + 2NO + 4H_{2}O$

Trong các phản ứng trên, số phản ứng viết không đúng là

  • A. 1.
  • B. 2. 
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 2: Cho sơ đồ phản ứng của kim loại M với HNO3 như sau :

$M + HNO_{3} → M(NO_{3})_{n} + N_{x}O_{y} + H_{2}O$

Sau khí cân bằng PTHH, hệ số tối giản của $HNO_{3}$ là

  • A. (3x - 2y)n.    
  • B. (3x - y)n.    
  • C. (2x - 5y)n.    
  • D. (6x - 2y)n.

Câu 3: Cho 4 ion $Al^{3+}, Zn^{2+}, Cu^{2+}, Pt^{2+}$. Ion nào có tính oxi hóa mạnh hơn $Pb^{2+}$?

  • A. Chỉ có $Cu^{2+}, Pt^{2+}$.
  • B. Chỉ có $Cu^{2+}$
  • C. Chỉ có $Al^{3+}$
  • D. Chỉ có $Al^{3+}, Zn^{2+}$

Câu 4: Phát biểu nào sau đây ĐÚNG: Phản ứng giữa hai cặp oxi hóa – khử sẽ xảy ra theo chiều

  • A. chất oxi hóa sẽ oxi hóa chất khử, sinh ra chất oxi hóa mới và chất khử mới.
  • B. chất oxi hóa yếu nhất sẽ oxi hóa chất khử mạnh nhất, sinh ra chất oxi hóa mạnh và chất khử yếu hơn.
  • C. chất oxi hóa mạnh nhất sẽ oxi hóa chất khử yếu nhất, sinh ra chất oxi hóa yếu và chất khử mạnh hơn.
  • D. chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn, sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.

Câu 5: Cho các phản ứng sau :

a) $Cu^{2+} + Fe → Cu + Fe^{2+}$

b) $Cu + 2Fe^{3+} → Cu^{2+} + 2Fe^{2+}$

c) $Fe^{2+} + Mg → Fe + Mg^{2+}$

Nhận xét nào dưới đây là đúng ?

  • A. Tính khử : Mg > Fe > $Fe^{2+}$ > Cu.
  • B. Tính khử: Mg > $Fe^{2+}$ > Cu > Fe.
  • C. Tính oxi hoá: $Cu^{2+} >Fe^{3+} > Fe^{2+} > Mg^{2+}$
  • D. Tính oxi hoá : $Fe^{3+} > Cu^{2+} > Fe^{2+}> Mg^{2+}$

Câu 6: Trong các kim loại sau: Cu, Fe, Pb, Al, Ag người ta thường dùng kim loại nào để làm vật liệu dẫn điện hay dẫn nhiệt?

  • A. Chỉ có Cu
  • B. Chỉ có Cu, Al
  • C. Chỉ có Fe, Pb
  • D. Chỉ có Al

Câu 7: Cho 7,22 gam hỗn hợp X gồm sắt và một kim loại M có hoá trị không đổi.

Chia X thành 2 phần bằng nhau:

Phần (1) : tác dụng với dung dịch HCl dư tạo ra 2,128 lít khí (đktc)

Phần (2) : tác dụng với dung dịch $HNO_{3}$ dư tạo ra 1,792 lít (đktc) NO (sản phẩm khử duy nhất của $N^{+5})$.

Phần trăm khối lượng của M trong X là

  • A 22,44%.    
  • B. 55,33%.    
  • C. 24,47%.    
  • D.11,17%.

Câu 8: Cho các phản ứng xảy ra sau đây:

(1) $AgNO_{3} + Fe(NO_{3})_{2} → Fe(NO_{3})_{3} + Ag↓$

(2) $Mn + 2HCl → MnCl_{2} + H_{2}↑$

Dãy các ion được sắp xếp theo chiều tăng dần ính oxi hóa là:

  • A. $Ag^{+}, Mn^{2+}, H^{+}, Fe^{3+}$
  • B. $Mn^{2+}, H^{+}, Ag^{+}, Fe^{ 3+}$
  • C. $Mn^{2+}, H^{+}, Fe^{3+}, Ag^{+}$
  • D. $Ag^{+}, Fe^{3+}, H^{+}, Mn^{2+}$

Câu 9: Tính chất hóa học chung của kim loại là

  • A. tính khử, dễ bị oxi hóa.
  • B. tính oxi hóa, dễ bị khử.
  • C. vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa.
  • D. tính axit-bazơ.

Câu 10: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl loãng

(2) Nhúng thanh Fe vào dung dịch $FeCl_{3}$.

(3) Nhúng thanh Fe vào dung dịch $CuCl_{2}$.

(4) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl có lẫn một ít $CuCl_{2}$.

(5) Nhúng thanh Fe vào dung dịch $ZnCl_{2}$.

(6) Nhúng thanh Fe vào dung dịch HCl có lẫn một ít $MgCl_{2}$.

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là.

  • A. 5   
  • B. 4   
  • C. 3   
  • D. 2

Câu 11: Kết luận nào sau đây là sai ?

  • A. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là Hg.
  • B. Kim loại dẻo nhất là natri.
  • C. Kim loại dẫn điện tốt nhất là bạc
  • D. Kim loại nhẹ nhất là liti.

Câu 12: Phát biểu nào sau đây không đúng về so sánh tính chất hóa học của nhôm và sắt :

  • A. Nhôm và sắt đều bị thụ động trong dung dịch $H_{2}SO_{4}$ đặc nguội
  • B. Nhôm có tính khử mạnh hơn sắt
  • C. Nhôm và sắt tác dụng với khí Clo dư theo cùng tỉ lệ mol
  • D. Nhôm và sắt đều bền trong không khí ẩm và nước

Câu 13: Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1): Nối một thanh Zn với một thanh Fe rồi để trong không khí ẩm.

(2): Thả một viên Fe vào dung dịch $CuSO_{4}$

(3): Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời $ZnSO_{4}$ và $H_{2}SO_{4}$ loãng.

(4): Thả một viên Fe vào dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng.

(5): Thả một viên Fe vào dung dịch đồng thời $CuSO_{4}$ và $H_{2}SO_{4}$ loãng.

Trong các thí nghiệm trên những thí nghiệm Fe bị ăn mòn điện hoá học là:

  • A. (1), (2), (3), (4) và (5)
  • B. (1) và (3)
  • C. (2) và (5)
  • D. (3) và (5)

Câu 14: Câu nào đúng trong các câu sau khi nói về ăn mòn điện hóa xảy ra:

  • A. Sự oxi hóa ở cực dương
  • B. Sự oxi hóa ở cực dương và sự khử ở cực âm
  • C. Sự khử ở cực âm
  • D. Sự oxi hóa ở cực âm và sự khử ở cực dương

Câu 15: Điện phân 200ml một dung dịch có hòa tan $Cu(NO_{3})_{2}$ và $AgNO_{3}$ với cường độ dòng điện là 0,804A, đến khi bọt khí bắt đầu thoát ra ở cực âm thì mất thời gian là 2 giờ, khi đó khối lượng cực âm tăng 3,44 gam. Nồng độ mol của mỗi muối $Cu(NO_{3})_{2}$ và $AgNO_{3}$ trong dung dịch ban đầu là:

  • A. 0,2M và 0,3M
  • B. 0,1M và 0,2M
  • C. 0,1M và 0,1M
  • D. 0,1M và 0,4M

Câu 16: Sắt không bị ăn mòn điện hoá khi tiếp xúc với kim loại nào sau đây trong không khí

  • A. Sn     
  • B. Zn
  • C. Ni     
  • D. Pb

Câu 17: Tại sao khi hòa tan Zn bằng dung dịch HCl, nếu thêm vài giọt muối $Cu^{2+}$ thì quá trình hòa tan xảy ra nhanh hơn ( khí thoát ra mạnh hơn)? 

  • A. Xảy ra sự ăn mòn điện hóa 
  • B. Muối $Cu^{2+}$ có tác dụng xúc tác cho phản ứng
  • C. Tạo ra dạng hỗn hống
  • D. Xảy ra sự ăn mòn hóa học 

Câu 18: Sự phá huỷ kim loại hoặc hợp kim do tác dụng hóa học của môi trường xung quanh gọi là:

  • A. Sự ăn mòn hóa học.
  • B. Sự ăn mòn kim loại.
  • C. Sự ăn mòn điện hóa.
  • D. Sự khử kim loại

Câu 19: Cho các phát biểu sau đây về ăn mòn hoá học :

(1) Ăn mòn hoá học không làm phát sinh dòng điện một chiều.

(2) Kim loại tinh khiết không bị ăn mòn hoá học.

(3) Về bản chất, ăn mòn hoá học cũng là một dạng của ăn mòn điện hoá.

(4) Ăn mòn hoá học là quá trình oxi hoá-khử.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

  • A. 1.    
  • B. 2.    
  • C. 3.    
  • D. 4.

Câu 20: Trên cửa các đập nước bằng thép thường thấy có gắn những lá Zn mỏng. Làm như vậy là để chống ăn mòn các cửa đập theo phương pháp nào trong các phương pháp sau đây:

  • A. Dùng hợp kim chống gỉ.
  • B. Phương pháp phủ.
  • C. Phương pháp biến đổi hoá học lớp bề mặt.
  • D. Phương pháp điện hoá.

Câu 21: Một pin điện hoá có điện cực Zn nhúng trong dung dịch $ZnSO_{4}$ và điện cực Cu nhúng trong dung dịch $CuSO_{4}$. Sau một thời gian pin đó phóng điện thì khối lượng

  • A. điện cực Zn giảm còn khối lượng điện cực Cu tăng.
  • B. cả hai điện cực Zn và Cu đều tăng.
  • C. điện cực Zn tăng còn khối lượng điện cực Cu giảm.
  • D. cả hai điện cực Zn và Cu đều giảm.

Câu 22: Ngâm một lá Zn vào dung dịch HCl thấy bọt khí thoát ra ít và chậm. Nếu nhỏ thêm vài giọt dung dịch X thì thấy bọt khí thoát ra rất nhiều và nhanh. Chất tan trong dung dịch X là chất nào sau đây ?

  • A. $H_{2}SO_{4}$    
  • B. $MgSO_{4}$    
  • C. $NaOH$   
  • D. $CuSO_{4}$

Câu 23: Cho một thanh Al tiếp xúc với một thanh Zn trong dung dịch HCl, sẽ quan sát được hiện tượng:

  • A. Thanh Al tan, bọt khí $H_{2}$ thoát ra từ thanh Zn.
  • B. Thanh Zn tan, bọt khí $H_{2}$ thoát ra từ thanh Al.
  • C. Cả 2 thanh cùng tan và bọt khí $H_{2}$ thoát ra từ cả 2 thanh.
  • D. Thanh Al tan trước, bọt khí $H_{2}$ thoát ra từ thanh Al.

Câu 24: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:

  • A. I, II và IV
  • B. I, III và IV.            
  • C. I, II và III.             
  • D. II, III và IV.

Câu 25: Thuốc thử nào dưới đây phân biệt được khí $O_{2}$ và khí $O_{3}$ bằng phương pháp hóa học

  • A. Dung dịch KI và hồ tinh bột
  • B. Dung dịch NaOH
  • C. Dung dịch $H_{2}SO_{4}$
  • D. Dung dịch $CuSO_{4}$

Câu 26: Phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. $Cu(OH)_{2}$ tan đươc trong dung dịch $NH_{3}$
  • B. $Cr(OH)_{2}$ là hidroxit lưỡng tính 
  • C. Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch hỗn hợp $KNO_{3}$ và HCl
  • D. Khi $NH_{3}$ khử được CuO nung nóng

Câu 27: Kim loại Ni đều phản ứng được với các dung dịch nào sau đây ?

  • A. $MgSO_{4}, CuSO_{4}$
  • B. $NaCl, AlCl_{3}$
  • C. $CuSO_{4}, AgNO_{3}$
  • D. $AgNO_{3}, NaCl$

Câu 28: Hòa tan hoàn toàn x mol Fe vào dung dịch chứa y mol $FeCl_{3}$ và z mol HCl thu được dung dịch chỉ chứa một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y và z là:

  • A. 2x = y + 2z
  • B. 2x = y + z
  • C. x = y - 2z
  • D. y = 2x

Câu 29: Số proton và số notron có trong một nguyên tử nhôm $_{13}^{27}\textrm{Al}$ lần lượt là:

  • A. 13 và 14
  • B. 13 và 15
  • C. 12 và 14
  • D. 13 và 13

Câu 30: Thực hiện các thí nghiệm sau :

1. Cho Al vào dung dịch HCl

2. Cho Al vào dung dịch $AgNO_{3}$
3. Cho Na vào $H_{2}O$

4. Cho Ag vào dung dịch $H_{2}SO_{4}$ loãng 

Trong các thí nghiệm trên, số thí nghiệm xảy ra phản ứng là:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 4
  • D. 3

Câu 31: Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron của nguyên tử Na (Z=11) là:

  • A. $1s^{2}2s^{2}2p^{5}3s^{2}$
  • B. $1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{1}$
  • C. $1s^{2}2s^{2}2p^{6}3s^{2}$
  • D. $1s^{2}2s^{2}2p^{4}3s^{1}$

Câu 32: Chất rắn X phản ứng với dung dịch HCl được dung dịch Y. Cho từ từ dung dịch $NH_{3}$ đến dư vào dung dịch Y, ban đầu xuất hiện kết tủa xanh sau đó kết tủa tan thu được dung dịch màu xanh thẫm. Chất X là:

  • A. FeO
  • B. Cu
  • C. CuO
  • D. Fe

Câu 33: Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ thu được 15,68 lít hỗn hợp khí X (đktc) gồm $CO, CO_{2}, H_{2}$. Cho toàn bộ X tác dụng hết với CuO (dư) nung nóng . Thu được hỗn hợp chất rắn Y. Hòa tan toàn bộ Y bằng dung dịch $HNO_{3}$ (loãng, dư) được 8,96 lít NO ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc) . Phần trăm thể tích khí CO trong X là:

  • A. 57,15%
  • B. 14,28%
  • C. 28,57%
  • D. 18,42% 

Câu 34: Dãy gồm các km loại có cùng kiểu mạng tinh thể lập phương tâm khối là:

  • A. Na, K, Ca
  • B. Na, K, Ba
  • C. Li, Na, Mg
  • D. Mg, Ca, Ba

Câu 35: Nhận xét nào về tính chất vật lí của kim loại dưới đây không đúng?

  • A. Nhiệt độ nóng chảy: Hg<Al <W
  • B. Tính cứng : Cs< Fe< W< Cr
  • C. Tính dẫn điện và nhiệt : Fe< Al< Au< Cu< Ag
  • D. Tính dẻo: Al< Au< Ag

Câu 36: Cho các kim loại : Cu, Fe, Ag và các dung dịch $HCl, CuSO_{4}, FeCl_{2}, FeCl_{3}$. Số cặp chất có phản ứng với nhau là:

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 37: Cho hỗn hợp bột Al và Zn vào dung dịch chứa $Cu(NO_{3})_{2}$ và $AgNO_{3}$ sau phản ứng thu được dung dịch A gồm hai muối và hai kim loại. Hai muối trong dung dịch A là:

  • A. $Zn(NO_{3})_{2}$ và $AgNO_{3}$
  • B. $Al(NO_{3})_{3}$ và $Cu(NO_{3})_{2}$
  • C. $Al(NO_{3})_{3}$ và $Zn(NO_{3})_{2}$
  • D. $Al(NO_{3})_{3}$ và $AgNO_{3}$

Câu 38: Cho a mol Al và b mol Fe vào dung dịch chứa c mol $Cu^{2+}$ và d mol $Ag^{+}$, sau phản ứng thu được chất rắn goomg 3 kim loại. Giá trị của a cần thỏa mãn điều kiện nào sau đây?

  • A. $\frac{2}{3}c+\frac{1}{3}d-\frac{2}{3}b<a<\frac{2}{3}c+\frac{1}{3}d$
  • B. $\frac{2}{3}c+\frac{1}{3}d-\frac{2}{3}b\leq a<\frac{2}{3}c+\frac{1}{3}d$
  • C. $\frac{2}{3}c+\frac{1}{3}d-\frac{2}{3}b<a\leq \frac{2}{3}c+\frac{1}{3}d$
  • D. $\frac{2}{3}c+\frac{1}{3}d-\frac{2}{3}b\leq a\leq \frac{2}{3}c+\frac{1}{3}d$

Câu 39: Cho 1,68 gam bột Fe vào 100 ml dung dịch X gồm $AgNO_{3}$ 0,1 M và $Cu(NO_{3})_{2}$ xM. Khuấy nhẹ cho tới khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y và 2,58 gam chất rắn Z. Giá trị của x là:

  • A. 0,23M
  • B. 0,25M
  • C. 0,125M
  • D. 0,1M   

Câu 40: Thủy phân tripeptit X (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm alalin và glyxin có tỷ lệ mol là 1 : 2. X có bao nhiêu công thức cấu tạo?

  • A. 5
  • B. 4
  • C. 2
  • D. 3

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Giới thiệu

Trang chia sẽ kiến thức là một nơi mà mọi người có thể tìm kiếm và chia sẽ kiến thức về mọi lĩnh vực. Từ khoa học đến nghệ thuật, từ kinh tế đến xã hội, trang chia sẽ kiến thức là một nguồn tài nguyên quý giá cho mọi người. Trong xã hội ngày nay, việc học hỏi và chia sẽ kiến thức là rất quan trọng....

Thăm dò ý kiến

Bạn có sẵn sàng mua module có nội dung hay từ trang web hay không

>
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi