Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Diễn đạt trong văn nghị luận

Thứ ba - 16/01/2024 01:47
Mục lục
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Diễn đạt trong văn nghị luận. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Khi sử dụng từ ngữ trong văn nghị luận cần chú ý những yêu cầu gì?

  • A. Lựa chọn từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề nghị luận.
  • B Tránh dùng từ lạc phong cách hoặc từ ngữ sáo rỗng cầu kỳ.
  • C. Kết hợp sử dụng các phép tu từ từ vựng và một số từ ngữ, mang tính biểu cảm, gợi hình để bộc lộ cảm xúc phù hợp.
  • D. Tất cả các ý trên 

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

"Ấy là Huy Cận đó - nhưng một thi sĩ "thiên nhiên" như chàng thì ở nơi nào chẳng được, ở thời nay cũng như ở thời xưa; chàng như không ở trong thời gian mà chỉ ở trong không gian; người ta muốn tưởng linh hồn Huy Cận là đám mây kia, là nỗi hắt hiu trong cõi trời, là hương gió nhớ thương...

Trong thơ Việt Nam, nghe bay dậy một tiếng địch buồn. Không phải sáo Thiên Thai, không phải điệu ái tình, không phải lời li tao kể chuyện một cái "tôi"; mà ấy là một bản ngậm ngùi dài: có tiếng đìu hiu của khóm trúc, bông lau; có phải niềm than vãn của bờ sông, bãi cát; có phải mặt trăng một mình đang cảm thương cùng các vì sao?"

(Xuân diệu, Lời tựa cho tập Lửa thiêng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 1995)

Câu 2: Những từ ngữ in đậm trong đoạn trích trên có tác dụng biểu hiện cảm xúc của người viết như thế nào?

  • A. Cách dùng từ in đậm vừa giàu hình tượng biểu cảm. Những hình ảnh được nhắc đến rất cụ thể sinh động, giàu chất thơ nhưng lại mang tính ẩn dụ, khái quát cao.
  • B. Cách dùng từ in đậm vừa giàu hình tượng biểu cảm, mang nghĩa tường minh và hàm ý sâu sắc.
  • C. Cách dùng từ in đậm miêu tả cụ thể được từng hình ảnh mà tác giả đã đề cập tới.

Câu 3: Những từ ngữ in đậm trong đoạn trích trên gợi lên điều gì về đối tượng nghị luận?

  • A. Những từ in đậm cho thấy Xuân Diệu có sự đồng cảm sâu sắc với Huy Cận và nói được đặc điểm thơ Huy Cận: u buồn, sầu nhớ mênh mông.
  • B. Những từ in đậm cho thấy Xuân Diệu có sự đồng cảm sâu sắc với Thế Lữ - tiêu biểu cho khuynh hướng lãng mạn thoát li vào tiên giới.
  • C. Những từ in đậm cho thấy Xuân Diệu có sự đồng cảm sâu sắc với Lưu Trọng Lư – tiêu biểu cho khuynh hướng lãng mạn thoát li vào tình yêu.

Câu 4: Sắc thái biểu cảm của các từ ngữ đó có phù hợp với đối tượng nghị luận của đoạn trích trên không?

  • A. Có
  • B. Không

Câu 5: Từ "chàng" trong đoạn trích được thay bằng những từ nào?

  • A. Thi sĩ 
  • B. Nhà thơ
  • C. Huy Cận
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 6: Tìm từ đồng nghĩa với từ "nỗi hắt hiu trong cõi trời"?

  • A. Nỗi buồn trong không gian
  • B. Nỗi buồn trong thời gian
  • C. Nỗi buồn trải dài cả một đời người
  • D. Nỗi buồn tận sâu trong đáy lòng

Câu 7: Tìm từ đồng nghĩa với từ "hơi gió nhớ thương"?

  • A. Tình cảm thương nhớ 
  • B. Tình yêu đậm sâu 
  • C. Tình cảm da diết 
  • D. Tình yêu đơn phương

Câu 8: Nếu thay các từ đồng nghĩa vừa được xác định thay cho các từ "hơi gió nhớ thương" và "nỗi hắt hiu cõi trời" thì biểu cảm của câu văn thay đổi như thế nào?

  • A. Cách diễn đạt của đoạn văn không thay đổi 
  • B. Các diễn đạt của đoạn văn không có cảm xúc
  • C. Các diễn đạt sẽ bị khác ý đồ ban đầu của tác giả

Câu 9: Cần chú ý những điều gì khi sử dụng kết hợp các kiểu câu trong văn nghị luận?

  • A. Sử dụng nhiều kiểu câu để giọng văn linh hoạt
  • B. Các thành phần cú pháp được dùng tạo sự hợp lí, mạch lạc cho đoạn văn
  • C. Sử dụng phép tu từ cú pháp phù hợp để tạo nhịp điệu linh hoạt, nhấn mạnh
  • D. Tất cả các ý trên

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi:

"(1) Ở phần đầu truyền thuyết, khi Trọng Thuỷ tìm cách đánh cắp nỏ thần, những âm mưu và tham vọng tăm tối xâm chiếm con người chàng. Sau khi đạt được âm mưu, phần con người trong chàng mới lên tiếng. Giờ đây, chàng phải đối mặt với những mất mát lớn. Chàng mất Mị Châu, người vợ hiền dịu, ngây thơ, hết lòng vì chồng. Đến lúc này chàng mới nhận ra sự tàn khốc của những âm mưu xâm lược mà chàng là kẻ thừa hành và là thủ phạm. Trọng Thuỷ luôn nhìn thấy hình bóng Mị Châu nơi giếng nước vì chàng không muốn tin và không chấp nhận cái chết của nàng, cũng vì thế chàng không thể tha thứ cho bản thân mình. Tuy đã muộn, nhưng trong nỗi ân hận, Trọng Thuỷ đành lựa chọn cái chết để sám hối và mong chuộc lại lỗi lầm, tự trừng phạt và thanh tẩy tội lỗi.

(2) Nếu như từ đầu truyền thuyết, khi Trọng Thuỷ tìm cách đánh cắp nỏ thần, những âm mưu và tham vọng tăm tối xâm chiếm con người chàng thì sau khi âm mưu hoàn tất, phần con người trong chàng mới lên tiếng. Giờ đây, Trọng Thuỷ phải đối mặt với những mất mát lớn. Mất Mị Châu – người vợ hiền dịu, ngây thơ, hết lòng vì chồng, chàng nhận ra sự tàn khốc của những âm mưu xâm lược mà chàng là kẻ thừa hành, hơn thế, chính là thủ phạm. Vì sao Trọng Thuỷ luôn nhìn thấy hình bóng Mị Châu nơi giếng nước? Vì chàng không muốn tin và không chấp nhận rằng: “Nàng đã chết!”. Không thể tha thứ cho bản thân mình, chàng đã lựa chọn cái chết. Cái chết sám hối. Cái chết trong ân hận muộn màn. Cái chết với khao khát được chuộc lại lỗi lầm. Đó chính là cái chết của sự tự trừng phạt. Cái chết ấy có giá trị thanh tẩy những tội lỗi của Trọng Thuỷ."

Câu 10: Ở đoạn số (1) chủ yếu sử dụng kiểu câu gì?

  • A. Chủ yếu dùng kiểu câu trần thuật, kết hợp câu ngắn, dài
  • B. Chủ yếu dùng kiểu câu trần thuật
  • C. Chủ yếu dùng kiểu câu trần thuật, kết hợp câu cảm thán

Câu 11: Ở đoạn số (2) chủ yếu sử dụng kiểu câu gì?

  • A. Câu đơn, câu ghép, câu hỏi, câu cảm thán, câu hỏi, câu nhiều tầng bậc
  • B. Câu đơn, câu ghép, câu nhiều tầng bậc
  • C. Câu hỏi, câu cảm thán

Câu 12: Việc sử dụng kết hợp các kiểu câu khác nhau trong đoạn văn nghị luận: diễn đạt linh hoạt, lập luận chặt chẽ, có sự hài hòa giữa lí lẽ và cảm xúc một cách đồng thời đồng thời. Đúng hay sai?

  • A. Đúng 
  • B. Sai 

Câu 13: Đoạn nào trong văn bản trích trên sử dụng biện pháp tu từ cú pháp?

  • A. Không có đoạn nào 
  • B. Đoạn 1 
  • C. Đoạn 2

Câu 14: Trong bài văn nghị luận sử dụng một số biện pháp tu từ cú pháp vì sử dụng như vậy kết hợp được nhiều kiểu cầu khiến, việc diễn đạt linh hoạt, sắc thái tình cảm. Đúng hay sai?

  • A. Đúng 
  • B. Sai 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu

Trang chia sẽ kiến thức là một nơi mà mọi người có thể tìm kiếm và chia sẽ kiến thức về mọi lĩnh vực. Từ khoa học đến nghệ thuật, từ kinh tế đến xã hội, trang chia sẽ kiến thức là một nguồn tài nguyên quý giá cho mọi người. Trong xã hội ngày nay, việc học hỏi và chia sẽ kiến thức là rất quan trọng....

Thăm dò ý kiến

Bạn có sẵn sàng mua module có nội dung hay từ trang web hay không

>
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi