Câu 1: Luật thơ là toàn bộ những quy tắc về số câu, số tiếng, cách gieo vần, phép hài thanh, ngắt nhịp… được khái quát theo một kiểu mẫu nhất định. Đúng hay sai?
Câu 2: Liệt kê các nhóm thể thơ chính của Việt Nam?
-
A. Các thể thơ dân tộc, các thể thơ Đường luật, các thể thơ hiện đại.
- B. Các thể thơ dân tộc, các thể thơ hiện đại.
- C. Các thể thơ dân tộc, các thể thơ tuyệt cú, các thể thơ Đường luật.
Câu 3: Sự hình thành luật thơ cũng như sự vay mượn, mô phỏng và cách tân các thể thơ đều phải dựa trên các đặc trưng ngữ âm của tiếng Việt, trong đó tiếng là đơn vị có vai trò quan trọng nhất. Đúng hay sai?
Câu 4: Tiếng gồm những phần nào?
-
A. Phụ âm đầu, vần, thanh điệu
- B. Phụ âm đầu, phụ âm cuối, phụ âm giữa
- C. Vần, thanh điệu, phụ âm cuối
- D. Phụ âm đầu, phụ âm cuối
Câu 5: Theo truyền thống, thanh bằng (B) được hiểu là những thanh nào?
-
A. Ngang, huyền
- B. Ngang, huyền, sắc
- C. Huyền, sắc, ngã
- D. Huyền, ngã, hỏi
Câu 6: Liệt kê những thanh trắc (T)?
-
A. Sắc, nặng, hỏi, ngã
- B. Ngang, huyền, sắc
- C. Nặng, hỏi, ngã
- D. Nặng, hỏi, sắc
Câu 7: Thể thơ nào sau đây không thuộc các thể thơ dân tộc?
- A. Lục bát
- B. Song thất lục bát
- C. Hát nói
-
D. Kịch nói
Câu 8: Những đặc điểm nào sau đây không phải của thơ lục bát (thể sáu - tám)?
- A. Số tiếng: Mỗi cặp lục bát gồm hai dòng: dòng lục (6 tiếng), dòng bát (8 tiếng)
- B. Vần lưng hiệp vần ở tiếng thứ 6 của hai dòng và giữa tiếng thứ 8 của dòng bát với tiếng thứ 6 của dòng lục
- C. Nhịp chẵn dựa vào tiếng có thanh không đổi (tức các tiếng 2, 4 6): 2-2-2
- D. Có sự đối xứng luân phiên B – T – B ở các tiếng 2, 4, 6 trong dòng thơ và đối lập âm vực trầm bổng ở tiếng thứ 6 và tiếng thứ 8 dòng bát
-
E. Nhịp lẻ 2/3
Câu 9: Thể thơ song thất lục bát không có đặc điểm nào sau đây?
-
A. Nhịp 4/3
- B. Số tiếng: cặp song thất (7 tiếng) và cặp lục bát (6 – 8 tiếng) luân phiên kế tiếp nhau trong toàn bài.
- C. Vần: gieo vần lưng ở mỗi cặp; cặp song thất có vần trắc, cặp lục bát có vần bằng. Giữa cặp song thất và cặp lục bát có vần liền.
- D. Nhịp: 3 - 4 ở hai câu thất và 2 – 2 – 2 ở cặp lục bát.
- E. Hài thanh: cặp song thất lấy tiếng thứ ba làm chuẩn mực, có thể có thanh bằng (câu thất – bằng) hoặc trắc (câu thất – trắc) nhưng không bắt buộc. Cặp lục bát thì sự đối xứng bằng - trắc chặt chẽ hơn (giống như ở thể lục bát).
Câu 10: Liệt kê những đặc điểm chính của thể thơ ngũ ngôn bát cú Đường luật?
- A. Số tiếng: 5 tiếng; số dòng: 8 dòng
- B. Vần: 1 vần, gieo vần cách
- C. Nhịp lẻ: 2/3
- D. Hài thanh: Có sự luân phiên B-T hoặc niêm B-B, T-T ở tiếng thứ hai và thứ tư.
-
E. Tất cả các ý trên
Câu 11: Thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật và thể ngũ ngôn bát cú Đường luật khác nhau ở điểm gì?
-
A. Số dòng của thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật là 4 dòng còn thể ngũ ngôn bát cú Đường luật là 8 dòng
- B. Vần của thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật là 1 còn thể ngũ ngôn bát cú Đường luật là 2
- C. Nhịp của thể ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật là 2/3 còn thể ngũ ngôn bát cú Đường luật là 3/2
- D. Không có điểm khác nhau
Câu 12: Cách nhận biết của thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật là gì?
- A. Số tiếng: 7 tiếng; số dòng: 4 dòng
- B. Vần: vần chân, độc vần, gieo vần cách
- C. Nhịp: 4/3
- D. Hài thanh: theo luật trắc hoặc luật bằng
-
E. Tất cả các ý trên
Câu 13: Đặc điểm của thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là gì?
- A. Số tiếng: 7 tiếng; số dòng: 8 dòng (chia thành 4 phần: đề, thực, luận, kết)
- B. Vần: vần chân, độc vần
- C. Nhịp: 4/3
- D. Hài thanh: theo luật trắc vần bằng hoặc luật bằng vần bằng
-
E. Tất cả các ý trên
Câu 14: Dòng nào sau đây là một số các thể thơ hiện đại?
-
A. Thơ 3,4,5,6,7,8 tiếng; thơ tự do; thơ - văn xuôi; hỗn hợp
- B. Thơ 3,4,5,6,7,8,9 tiếng
- C. Thơ tự do; thơ hỗn hợp; thơ - văn xuôi
- D. Không có thể nhất định, tùy theo ý thích người viết
Câu 15: Xác định thể thơ của đoạn thơ sau:
"Da trắng và mắt trong
Tóc nâu và môi hồng
Nhỏ mà ưa chải chuốt
Chữ O đọc không thuộc."
-
A. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật
- B. Ngũ ngôn bát cú Đường luật
- C. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật
- D. Thất ngôn bát cú Đường luật