Trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Phát biểu tự do

Thứ ba - 16/01/2024 01:47
Mục lục
Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm ngữ văn 12 bài: Phát biểu tự do. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Đề thi trắc nghiệm có đáp án trực quan sau khi chọn kết quả: nếu sai thì kết quả chọn sẽ hiển thị màu đỏ kèm theo kết quả đúng màu xanh. Chúc bạn làm bài thi tốt..

Câu 1: Thế nào là phát biểu tự do?

  • A. Trong cuộc sống, người ta có thể gặp những tình huống khiến mình muốn (hoặc cần thiết) phát biểu không theo các nội dung đã chuẩn bị kĩ càng từ trước.
  • B. Trình bày bằng miệng có nội dung đã chuẩn bị, được báo trước hướng vào một đề tài (phạm vi) hoặc chủ đề nào đó (nội dung cuộc sống, những vấn đề cuộc sống đặt ra).
  • C. Trình bày bằng miệng và các công cụ trình chiếu thêm về một chủ đề do mình lựa chọn trước.
  • D. Tất cả các ý kiến trên.

Câu 2: Muốn thành công, người phát biểu tự do cần lưu ý những điều gì?

  • A. Phải hiểu biết và có hứng thú với chủ đề mà mình đã chọn
  • B. Cần quan tâm đến nhu cầu của người nghe để từ đó tìm được nội dung và cách phát biểu thích hợp, có khả năng đêm lại cho người nghe những điều đúng đắn, mới mẻ và bổ ích.
  • C. Luôn luôn quan sát nét mặt, cử chỉ của người nghe để có sự điều chỉnh kịp thời.
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Trường hợp nào sau đây không được coi là phát biểu tự do?

  • A. Không biết mình là người phát biểu trong một chương trình.
  • B. Lớp tổ chức giao lưu nhưng bạn MC không tiếp tục dẫn chương trình được, bất ngờ trở thành người dẫn thay.
  • C. Việc một khách hàng hay một người đang đi được một nhóm phóng viên phỏng vấn.
  • D. Trình bày kết quả thảo luận nhóm về đề tài bút pháp của Hồ Chí Minh trong tác phẩm Tuyên ngôn độc lập.

Câu 4: Cách nào sau đây không thu hút được người nghe vào bài phát biểu của mình?

  • A. Nói nhanh, chỉ đưa số liệu vào bài nói nhưng không có dẫn chứng cụ thể cho số liệu đó.
  • B. Nhấn mạnh tác dụng của số liệu vừa đưa ra, lấy ví dụ minh họa cụ thể.
  • C. Đưa thêm các thông tin thú vị xoay quanh số liệu mình vừa nói đến.
  • D. B và C đúng

Câu 5: Người phát biểu tự do cần làm gì để có được sự chú ý của người nghe?

  • A. Nhấn mạnh nhưng chỗ có ý nghĩa quan trọng trong lời phát biểu.
  • B. Thể hiện sự hào hứng của bản thân qua ánh mắt, giọng nói, điệu bộ.
  • C. Tạo cảm giác gần gũi, có sự giao lưu giữa người nói và người nghe.
  • D. Tất cả đáp án trên.

Đọc lời phát biểu sau và trả lời câu hỏi:

Xin chào mọi người! Tôi là Mai. Hôm nay tôi đến đây vì thích tác phẩm Những người khốn khổ. Tác phẩm này đã cho tôi những bài học giá trị về cuộc sống. Tác phẩm là tiểu thuyết của văn hào Pháp Victor Hugo, được xuất bản năm 1862 Tác phẩm được đánh giá là một trong những tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nền văn học thế giới thế kỷ 19.

Những người khốn khổ là câu chuyện về xã hội nước Pháp trong khoảng hơn 20 năm đầu thế kỷ 19 kể từ thời điểm Napoleon lên ngôi và vài thập niên sau đó. Nhân vật chính của tiểu thuyết là một cựu tù khổ sai tìm cách chuộc lại những lỗi lầm gây ra thời trai trẻ. Bộ tiểu thuyết không chỉ nói tới bản chất của cái tốt, cái xấu, của luật pháp, mà tác phẩm còn là cuốn bách khoa thư đồ sộ về lịch sử, kiến trúc của Paris nền chính trị, luật pháp, tín ngưỡng, triết lý của nước Pháp nửa đầu thế kỷ 19. Chính nhà văn Victor Hugo cũng đã viết cho người biên tập rằng: "Tôi có niềm tin rằng đây sẽ là một trong những tác phẩm đỉnh cao, nếu không nói là tác phẩm lớn nhất, trong sự nghiệp cầm bút của mình"

Những người khốn khổ cũng nổi tiếng vì đã được chuyển thể nhiều lần thành các vở kịch, bộ phim, trong đó nổi tiếng nhất phải kể tới vở nhạc kịch cùng tên, thường được gọi tắt là "Les Mis" (viết tắt từ Les Misérables).

Tôi xin hết ạ. 

Câu 6: Ưu điểm của bài phát biểu trên là gì?

  • A. Ban đầu gây được sự chú ý cho mọi người
  • B. Đầy đủ thông tin về vấn đề cần nói
  • C. Có sự sáng tạo trong cách diễn đạt nội dung
  • D. Phát biểu đúng trọng tâm vấn đề muốn nói.

Câu 7: Nhược điểm của bài phát biểu trên là gì?

  • A. Đi quá sâu về tác phẩm mà cũng chưa thoát ý, vừa thừa mà lại vừa thiếu. Thừa là đi quá sâu vào giới thiệu tác phẩm, không nói về giá trị nội dung nghệ thuật của tác phẩm.
  • B. Chưa cung cấp được đầy đủ thông tin cơ bản về tác phẩm nhưng lại nói quá nhiều về tác giả.
  • C. Chưa giới thiệu được tác giả nhưng lại nói quá nhiều về nội dung tác phẩm và giá trị nghệ thuật.
  • D. Nội dung về tác giả và tác phẩm quá nhiều sẽ gây ra sự nhàm chán cho người nghe, chưa có điểm nhấn quan trọng cho bài phát biểu. 

Đọc tình huống và trả lời câu hỏi:

Hãy tưởng tượng anh (chị) đang có mặt giữa đông đảo bạn bè. Mọi người đang trao đổi, bàn luận với nhau về những vấn đề (hiện tượng, câu chuyện,...) đang được bàn cãi sôi nổi trong giới trẻ... Anh (chị) có những ý kiến riêng về chủ đề tình bạn trong thời đại công nghệ số và muốn phát biểu những ý kiến đó cho các bạn cùng nghe.

Câu 8: Tình huống trên là loại phát biểu nào?

  • A. Phát biểu theo chủ đề 
  • B. Phát biểu tự do 

Câu 9: Chủ đề đó sẽ được phát biểu cụ thể bằng những ý chính nào?

  • A. Tầm quan trọng của tình bạn trong đời sống hiện đại: Tình bạn là thực tế trải nghiệm của đời sống, con người không thể sống thiếu bạn bè.
  • B. Công nghệ vừa là công cụ gắn kết bạn bè nhưng cũng làm hạn chế việc giao tiếp thực tế.
  • C. Cách cân bằng mối quan hệ bằng công nghệ và trên thực tế.
  • D. Tất cả các ý kiến trên 

Câu 10: Cách dẫn dắt vấn đề nào sau đây là phù hợp cho bài phát biểu tự do với chủ đề trên?

  • A. Công nghệ và tình bạn là hai khái niệm tưởng chừng không có mối liên kết nào với nhau. Nhưng trong xã hội hiện đại, chúng lại kết nối khá chặt chẽ với nhau. Công nghệ giúp tình bạn xa mặt mà chẳng cách lòng nhưng cũng có thể là thứ chia rẽ tình bạn nhanh nhất. Sau đây, tôi xin đưa ra ý kiến của mình về những nhận định trên.
  • B. Công nghệ đem lại nhiều lợi ích cho cuộc sống của chúng ta. Không thể phủ nhận những mặt tích cực mà công nghệ mang lại nhưng cũng cần thẳng thắn nhìn nhận những khuyết điểm của nó.
  • C. Tình bạn là một thứ tình cảm thiêng liêng, giúp con người ta sống vui vẻ hòa đồng hơn. Vậy vai trò của tình bạn trong cuộc sống quan trọng đến đâu. Tôi sẽ trình bày quan điểm của mình về vấn đề này.

Câu 11: Những nhu cầu nào thôi thúc con người phát biểu tự do?

  • A. Xuất phát từ những tình huống trong đời sống.
  • B. Hoặc là những trăn trở về đời sống được vô tình gợi ra.
  • C. Cả A và B đều đúng 
  • D. Cả A và B đều sai 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Giới thiệu

Trang chia sẽ kiến thức là một nơi mà mọi người có thể tìm kiếm và chia sẽ kiến thức về mọi lĩnh vực. Từ khoa học đến nghệ thuật, từ kinh tế đến xã hội, trang chia sẽ kiến thức là một nguồn tài nguyên quý giá cho mọi người. Trong xã hội ngày nay, việc học hỏi và chia sẽ kiến thức là rất quan trọng....

Thăm dò ý kiến

Bạn có sẵn sàng mua module có nội dung hay từ trang web hay không

>
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
Gửi phản hồi