Câu 1: Hình thành loài bằng con đường địa lí thường gặp ở đối tượng:
- A. Động vật ít di chuyển
- B. Thực vật và động vật ít di chuyển
-
C. Động, thực vật
- D. Thực vật
Câu 2: Phát biểu nào dưới đây nói về vai trò của cách li địa trong quá trình hình thành loài là đúng nhất?
- A. Môi trường địa lí khác nhau là nguyên nhân chính làm phân hoá thành phần kiểu gen của quần thể
- B. Cách li địa lí luôn luôn dẫn đến cách li sinh sản
-
C. Cách li địa lí có thể dẫn đến hình thành loài mới qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp
- D. Không có cách li địa lí thì không thể hình thành loài mới
Câu 3: Điều nào sau đây là đúng với tiến hóa nhỏ:
- A. Quá trình hình thành các nhóm phân loại trên loài
-
B. Bao gồm sự phát sinh đột biến, sự phát tán đột biến qua giao phối, sự chọn lọc các đột biến có lợi, cách ly sinh sản với quần thể gốc, hình thành loài mới
- C. Diễn ra trên qui mô rộng lớn, qua thời gian địa chất bài
- D. Không thể nghiên cứu bằng thực nghiệm
Câu 4: Theo quan niệm của truyền thuyết tiến hóa hiện đại, phát biểu nào sau đây đúng?
- A. Các biến dị đều di truyền được và đều là nguyên liệu của CLTN.
- B. Các biến dị đều xuất hiện ngẫu nhiên, không xác định.
- C. Biến dị đột biến không chịu ảnh hưởng của môi trường sống.
-
D. Đột biến gen là 1 loại biến dị di truyền
Câu 5: Những bộ phận nào trong các bộ phận sau của cơ thể người gọi là cơ quan thoái hóa?
(1) Trực tràng. (2) Ruột già. (3) Ruột thừa. (4) Răng khôn. (5) Xương cùng. (6) Tai
- A. (2), (3) và (5)
- B. (2), (4) và (5)
-
C. (3), (4) và (5)
- D. (4), (5) và (6)
Câu 6: Các cơ quan tương t ự được hình thành ở các loài khác nhau là do:
- A. Các loài được hưởng cùng 1 loại gen từ loài tổ tiên
-
B. Các loài sống trong điều kiện sống giống nhau
- C. Đột biến đã tạo ra các gen tương tự nhau ở các loài có cách sống giố ng nhau
- D. Chọn lọc tự nhiên đã duy trì các gen tương tự nhau ở các loài khác nhau
Câu 7: Cho những kết luận sau:
(1) Cơ quan tương đồng là những cơ quan có cùng kiểu cấu tạo.
(2) Vòi hút của bướm và đôi hàm dưới của bọ cạp là những cơ quan tương đồng.
(3) Cánh của chim và cánh của bướm là những cơ quan tương đồng.
(4) Cơ quan thoái hóa là một trường hợp của cơ quan tương đồng.
(5) Cơ quan tương tự phản ánh sự tiến hóa đồng quy.
Số kết luận có nội dung đúng là:
Câu 8: Những trở ngại ngăn cản các sinh vật giao phối với nhau được gọi là cơ chế ;
- A. Cách li sinh cảnh
- B. Cách li cơ học
- C. Cách li tập tính
-
D. Cách li trước hợp tử
Câu 9: Ở động – thực vật, chỉ tiêu được coi là cơ bản nhất để phân biệt hai loài khác nhau là:
-
A. Hình thái
- B. Sinh lí – hóa sinh
- C. Địa lí – sinh thái
- D. Di truyền
Câu 10: Những nội dung nào dưới đây là những nội dung mà thuyết tiến hóa hiện đại đã phát triển dựa trên cơ sở về CLTN của Đacuyn?
(1) CLTN không tác động tới tưng gen riêng rẽ mà tác động tới toàn bộ kiểu gen.
(2) CLTN không chỉ tác động tới từng cá thể riêng rẽ mà tác động tới toàn bộ quần thể.
(3) CLTN dựa trên cơ sở tính biến dị và di truyền của sinh vật.
(4) Làm rõ vai trò của CLTN theo khía cạnh là nhân tố định hướng cho quá trình tiến hóa.
- A. (1), (3) và (4)
- B. (2), (3) và (4)
- C. (1), (2) và (3)
-
D. (1), (2) và (4)
Câu 11: Phát biểu nào sau đây không phải là quan niệm của Đacuyn?
- A. Toàn bộ sinh giới ngày nay là kết quả của quá trình tiến hóa từ một nguồn gốc chung.
- B. Chỉ có những biến dị phát sinh trong quá trình sinh sản mới là nguyên liệu của tiến hóa
-
C. Ngoại cảnh thay đổi mạnh là nguyên nhân gây ra những biến đổi trên cơ thể sinh vật.
- D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
Câu 12: Trong các phương thức hình thành loài, phương thức tạo ra kết quả nhanh nhất là bằng con đường
- A. cách li tập tính
-
B. lai xa kết hợp đa bội hóa
- C. sinh thái
- D. cách li địa lí
Câu 13: Nhận định nào dưới đây không đúng?
- A. Những cá thể thuộc các quần thể cùng loài khác nhau khi sống trong những sinh cảnh khác nhau thường không thể giao phối với nhau dẫn đến cách li sinh sản. Đây là đặc điểm của cơ chế cách li sinh thái.
-
B. Trong quá trình hình thành loài mới, điều kiện sinh thái có vai trò thúc đẩy sự phân hóa kiểu gen của quần thể gốc.
- C. Quá trình hình thành loài thường gắn liền với quá trình hình thành quần thể thích nghi.
- D. Ở các loài sinh sản vô tính và đơn tính, việc phân biệt 2 loài thân thuộc là không dễ dàng.
Câu 14: Khi nói về sự hình thành loài mới bằng con đường đ ịa lý, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Hình thành loài bằng con đường địa lí là phương thức hình thành loài có ở cả động vật và thực vật.
II. Cách li địa lý là nhân tố tạo điều kiện cho sự phân hoá vốn gen giữa các quần thể trong loài.
III. Điều kiện đ ịa lý là nguyên nhân gián tiếp gây ra những biến đổi tương ứng trên cơ thể sinh vật
IV. Quá trình hình thành loài mới cần có sự tham gia của các nhân tố tiến hóa.
Câu 15: Trong tự nhiên, con đường hình thành loài nhanh nhất là con đường
-
A. Lai xa và đa bội hoá.
- B. Sinh thái.
- C. Địa lí.
- D. Lai khác dòng.
Câu 16: Bản chất của sự cách li sinh sản là
- A. cách li địa lí
- B. cách li sinh thái
-
C. cách li di truyền
- D. phối hợp giữa cách li địa lí và cách li sinh thái
Câu 17: Hai loài sinh học (loài giao phối) thân thuộc thì
-
A. Cách li sinh sản với nhau trong điều kiện tự nhiên.
- B. Hoàn toàn biệt lập về khu phân bố.
- C. Giao phối tự do với nhau trong điều kiện tự nhiên.
- D. Hoàn toàn khác nhau về hình thái.
Câu 18: Giải thích mối quan hệ giữa các loài Đacuyn cho rằng các loài?
- A. Là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.
-
B. Là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
- C. Được biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.
- D. Đều được sinh ra cùng một thời điểm và đều chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
Câu 19: Hình thành loài bằng đa bội hóa khác nguồn thường gặp ở thực vật, ít gặp ở động vật vì ở động vật đa bội hóa thường gây những rối loạn về
-
A. giới tính và cơ chế cách li sinh sản giữa các loài rất phức tạp
- B. phân bào và cơ chế cách li sinh sản giữa các loài rất phức tạp
- C. giới tính và cơ chế sinh sản của các loài rất phức tạp
- D. phân bào và cơ chế sinh sản của các loài rất phức tạp
Câu 20: Dấu hiệu của hướng tiến hóa kiên định sinh học là
- A. Tiêu giảm một số cơ quan không cần thiết
- B. Thích nghi cao với các điều kiện sống khắc nghiệt
- C. Duy trì thích nghi ở mức nhất định
-
D. Duy trì thích nghi ở mức độ nhất định, số lượng cá thể ổn định